Có vị trí cao trên kết quả tìm kiếm của Google là ước mơ, là động lực của hầu hết những ai muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình trên internet - bởi Google luôn chiếm thị phần trên 80% tại Việt Nam và trên 50% toàn cầu. Nhưng làm gì để đạt được điều đó? Trong các bài trước, OnBoom Group đã tập trung phân tích các khía cạnh kỹ thuật khá chi tiết nhằm giúp bạn tự mình có thể làm cho website đạt kết quả tốt hơn trong tìm kiếm với Google, Yahoo, MSN và các hệ thống tìm kiếm khác. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng một công cụ đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích: Sitemap. Sitemap, nói nôm na là cái sơ đồ của website. Đối với các website động thì URL dẫn đến các trang web thường có dạng:
http://www.vidu.com/index.php?option=catid.... hay http://www.vidu.com/default.asp?aid=318&l=VN ,... tức là trên URL thường có sự hiện diện của các ký tự đặc biệt như "=", "?", "&",... Đây là những ký tự thuộc loại "khó nuốt" đối với các "robots" - lực lượng có nhiệm vụ index các website cho các cỗ máy tìm kiếm. Chính vì vậy, với các website nhỏ, nếu sử dụng các URL thuộc dạng "động" như trên thì cơ hội website được index vào sâu các nội dung bên trong là rất khó. Vì lý do này, Google đã cho ra đời một kỹ thuật gọi là sitemap - tức tạo sơ đồ site cho các robots biết đường index các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng. Kỹ thuật này thực chất rất đơn giản: Dùng một phần mềm chuyên dụng, cho index toàn bộ nội dung của website, sau đó gi lại thông tin đường đi rồi lưu lại thành một file với định dạng xml. Sau đó, đưa file này lên thư mục gốc của website. Mỗi khi các robots của Google (gọi là Googlebots) đến index website, chúng chỉ việc index sitemap này là đủ mà không cần phải "mò mẫm" tìm kiếm nội dung của cả website.

Để tạo ra sitemap, có rất nhiều phần mềm cho bạn lựa chọn. Hãy vào chính Google đánh từ khóa: "sitemap builder", bạn sẽ có vô vàn sự lựa chọn. Tuy nhiên, qua khảo sát và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, phần mềm Gsitemap của hãng Vigos là dễ sử dụng mà hiệu quả cao nhất.

Để cài đặt phần mềm này, trước hết, bạn cần phải cài đặt chương trình .Net Frame work của Microsoft (Bản 1.1 hoặc 2.0 đều được - tải chương trình tại đây). Khi cài đặt hoàn tất Frame Work, bạn bắt đầu cài Gsitemap rất dễ dàng bằng cách chọn các thao tác mặc nhiên theo yêu cầu.

Tại màn hình chính của chương trình, bạn hãy thiết lập cấu hình từng phần như sau:

Vào menu options/default change frequency/ Bạn hãy chọn một tùy chọn theo thực tế: Ví dụ, website bạn được cập nhật hàng ngày, bạn chọn "daily"; Nếu cập nhật hàng tuần, bạn chọn "weekly",... Đối với các mục khác, bạn làm nhưng minh họa trong hình.

Như vậy là xong khâu thiết lập, giờ bạn hãy nhập địa chỉ website cần tại sitemap vào ô: Base URL (ví dụ: www.abc.com), lập tức, ô bên cạnh là Sitemap URL sẽ xuất hiện địa chỉ tương ứng của sitemap: http://www.abc.com/sitemap.xml.



Xong xuôi, bạn nhấn vào nút Web Spider (hình quả cầu và kính lúp), một hộp thoại hiện lên. bạn nhấn nút Start. Phần mềm bắt đầu thao tác index website của bạn. Khi việc index hoàn tất (dấu hiệu là các Threat đều hiện lên chữ stopped), bạn hãy nhấn vào nút Stop/Close.



Hộp thoại biến mất. giờ bạn hãy nhấn vào nút: Generate (cạnh nút Web Spider) để tạo sitemap.



sitemapXong việc, bạn chọn File/save hoặc nhấn Ctrl + S để lưu sitemap lại với tên sitemap.xml (chọn theo hình bên). Khi có sitemap, bạn dùng bất cứ một chương trình FTP nào (hoặc dùng ngay công cụ Upload của Gsitemap để đưa sitemap lên server (host) vào ngay vị trí thư mục gốc của website (ví dụ: www.abc.com/sitemap.xml).

Bước tiếp theo là bạn test thử xem sitemap đã nằm đúng vị trí chưa bằng cách đánh địa chỉ: www.websitecuaban.com/sitemap.xml . Nếu bạn thấy sitemap xuất hiện là tốt, nếu chưa, bạn phải upload lại theo đúng hướng dẫn.


Bước cuối cùng: Bạn phải báo với Google là bạn đã đưa sitemap lên thành công bằng cách: Nhấn vào nút "Notify" (hình bóng đèn vàng, trên hàng công cụ).

Như vậy là hoàn tất các thủ tục tạo sitemap và kích hoạt sitemap hoạt động. Từ nay, mỗi khi cập nhật tin bài, sản phẩm, dịch vụ mới, bạn lại phải làm lại các thao tác trên, tạo sitemap mới và chép đè lên sitemap cũ.
Tuy vất vả, nhưng bạn sẽ được đền đáp xứng đáng khi website của bạn được google index liên tục và kết quả tìm kiếm ngày càng được cải thiện và có nhiều cơ hội vươn lên Top.

Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng với các website kinh doanh, website công ty, trường học, giới thiệu sản phẩm, du lịch,... mà không có tác dụng với các trang tin tức, báo điện tử hoặc Thương mại điện tử do thông tin quá lớn và được cập nhật liên tục. Các website này không cần sử dụng sitemap nhưng Google vẫn index tốt và thường xuyên vì bản thân các website này có traffic (lưu lượng truy cập) lớn, Google sẽ dành nhiều ưu tiên (website của OnBoom là một ví dụ).

 

Nhiều người thường tự hỏi không biết hiệu quả website của mình hoạt động như thế nào và làm thế nào để đánh giá được mức độ thành công của website. Sau đây là 10 bước để đảm bảo sự thành công của một Website.

1. Xác định những thành viên chủ chốt tham gia xây dựng website

Trong công ty bạn, những ai là người quan tâm tới website của công ty. Để đảm bảo website của công ty thành công không chỉ phụ thuộc vào riêng một ai đó trong công ty và cũng không thể bắt buộc người khác cùng tham gia. Nếu bạn muốn website thành công và đánh giá sự thành công của nó bạn phải tập hợp được những người thực sự quan tâm tới website. Có thể họ có chương trình công tác và muốn xem website như một cách hỗ trợ công việc. Có thể họ thích thể hiện mình như một con người của thời đại Internet. Những người trong công ty thực sự quan tâm tới website của bạn, họ sẽ thường xuyên truy cập và phàn nàn với bạn về những điều không hài lòng với website. Bạn cũng có thể mời họ cùng tham gia tự nguyện đảm nhận một phần trách nhiệm quản lý website.

2. Xác định mục tiêu chính của các thành viên chủ chốt

Khi đã có danh sách những thành viên chủ chốt của website, bạn hãy tìm hiểu xem họ quan tâm tới những vấn đề gì. ý kiến của họ chính là ý kiến chung của công ty hoặc bộ phận công tác hoặc đơn giản chỉ là ý kiến cá nhân của họ.

Bạn sẽ cần lập danh sách cụ thể những mục tiêu và những vấn đề mà nhiều người quan tâm để trình ra trước cuộc họp Ban điều hành website.

3. Xác định những khách truy cập website chủ chốt

Bạn sẽ có hàng tá cuộc đối thoại với Ban lãnh đạo công ty về những đối tượng truy cập website và những đối tượng nào quan trọng nhất. Câu trả lời nằm trong danh mục theo dõi người truy cập. Đó chính là những người:

* Thường xuyên truy cập nhiều nhất
* Có thời gian lưu lại lâu nhất
* Xem nhiều trang nhất
* Mua nhiều hàng nhất
* Tần suất mua thường xuyên cao nhất
* Tiêu nhiều tiền nhất

Thông thường, những đối tượng được đánh giá là quan trọng nhất chính là những người mang lại nhiều lợi ích nhất cho website trong một khoảng thời gian nhất định, tuỳ theo mục đích của website tại mỗi thời điểm.

4. Xác định mục tiêu chính của những người khách quan trọng nhất

Điều này rất đơn giản, mục tiêu chính của những người khách là: dễ sử dụng, tốc độ nhanh, có chọn lọc và giá cả. Người sử dụng chỉ muốn nhanh chóng và dễ dàng đạt được gì họ muốn trên website.

5. Phân loại mục tiêu chung của tất cả mọi người

Cuối cùng bạn cũng có đủ những thông tin cần thiết. Bạn biết tất cả những gì mọi người muốn và bạn sẽ sắp xếp những mục tiêu này theo mức độ ưu tiên. Sẽ có nhiều ý kiến khác nhau trong ban lãnh đạo công ty về việc liệu tăng doanh thu quan trọng hơn giảm chi phí hay đáp ứng yêu cầu của khách hàng là quan trọng hơn cả. Sau khi cuộc tranh cãi kết thúc, bạn sẽ có được danh sách ưu tiên các mục tiêu của website mà tất cả những người có trách nhiệm đã thảo luận.

6. Xác định những tiêu chí đánh giá cơ bản

Đó là những tiêu chí để bạn có thể đánh giá website của bạn đã sát với mục tiêu mình đề ra hay chưa? Nếu mục tiêu của bạn là thu hút nhiều khách tới thăm thì bạn phải xác định sử dụng phương pháp đếm nào (cookies? logins? javascript?). Nếu mục tiêu chính là doanh thu, bạn phải chú trọng những yếu tố tạo nên quy trình từ gây ấn tượng với ý thức của khách hàng tới lợi ích khi mua hàng và cuối cùng là bán hàng. Nếu là đáp ứng sự hài lòng chung của khách hàng thì phải thống nhất về phương pháp thu thập và đánh giá dữ liệu điều tra ý kiến của khách truy cập website. Và một lần nữa, sự thống nhất giữa các thành viên trong ban quản lý là tiêu chí quan trọng nhất.

7. Xác định công nghệ cần thiết

Khi đã có mục tiêu và phương pháp thực hiện rõ ràng thì bạn cần phải tìm xem công nghệ nào có thể đáp ứng được các yêu cầu chi tiết của bạn, giá cả và sự linh hoạt của nó. Cần phải tính tới sự linh hoạt của công nghệ bởi trong tương lai bạn có thể có những thay đổi với website.

8. Học hỏi những website tương tự

Bạn đã có công nghệ thu thập dữ liệu, một cơ sở tài chính vững chắc và một nhóm người sử dụng tốt bụng, bạn nên hỏi nhà cung cấp công nghệ và thiết bị về những người đã từng mua hàng của họ để kiểm tra trên thực tế chất lượng của công nghệ và thiết bị đảm bảo website vận hành tốt trên thực tế.

9. Chỉ công bố dữ liệu với những người ra quyết định

Chỉ thu thập những dữ liệu thực sự cần thiết với công việc của mình và không nên phát hành rộng rãi những báo cáo về các dữ liệu của website, chỉ nên công khai với những người có thẩm quyền ra quyết định. Quá nhiều dữ liệu sẽ trở thành thừa và vô ích.

10. Độ tin cậy, trách nhiệm và sự hiện hữu

Khi bạn đã quyết định mục tiêu nào là quan trọng và biện pháp đánh giá thì bạn phải quyết định sẽ làm gì với những kết quả thu được và ai sẽ chịu trách nhiệm về những kết quả này. Khi các số liệu được thông báo định kỳ, ai sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra lại các số liệu này.

Và khi các mục tiêu được nâng cao thì cũng phải khen thưởng cho người có trách nhiệm liên quan. Hãy đảm bảo những báo cáo thực hiện website là một phần không thể thiếu trong quá trình thường xuyên cải tiến website. Khi đó bạn sẽ biết website của mình có hoạt động hay không.

(Theo chungta.com)

 

37 mẹo kéo khách vào web

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Cũng như hàng hóa và các phương tiện khác, muốn website của công ty bạn được nhiều người biết đến thì phải tiếp thị, quảng bá nó. Trang web của công ty không những phải chuyên nghiệp về nội dung mà còn phải "nhà nghề" về thiết kế và biết cách lôi kéo khách đến xem.

Sau đây là một số "mẹo" đã được tạp chí Internet London giới thiệu trong thời gian qua:
Nội dung là... thượng đế!

15 lời khuyên đầu nhắc bạn làm web cũng giống như mở cửa hàng, phải luôn luôn tự hỏi:

1. Trên web có gì lạ, có gì cần để khách phải dừng chân.

2. Sự khác biệt của web "chỉ ghé qua một lần" và trang web khiến người ta phải vào hàng ngày là thông tin tươi mới, cách làm mới.

3. Phải có tính độc đáo của nội dung và hình thức, nếu có lỡ "copy" ý tưởng của người khác thì phải chứng tỏ mình thực hiện tốt hơn.

4. Luôn tìm hiểu đối tượng vào là những ai, tra cứu cái gì.

5. Website cần có chức năng tìm kiếm để người truy cập có thể tìm kiếm dữ liệu. Đây là một tính năng vượt trội mà một tờ báo in hay một prochure công ty muốn làm cũng bó tay !

6. Đừng khoe khoang là trang web của bạn có đủ thứ. Cứ cho biết những thông tin và khả năng thật của mình là được rồi.

7. Hãy gợi mở và để sẵn những công cụ cho người vào tự tìm kiếm thông tin. Làm cho người ta tò mò muốn tìm hiểu chứ không cần bày ra ngay tất cả.

8. Thường xuyên cập nhật thông tin tươi mới.

9. Thông tin tươi mới không chỉ là chữ mà còn là hình ảnh. Nhiều website cho thay đổi hình ảnh hàng này để tạo sự mới lạ.

10. Mở chuyên mục tin tức cho công ty của bạn và luôn cập nhật thông tin.

11. Tin tức trên website không chỉ là thông tin làm ăn mà còn có ý nghĩa giáo dục tiêu dùng, kinh doanh, đặc biệt là thương mại điện tử.

12. Tên của website cũng là một loại thương hiệu. Đặt tên cho hay, ấn tượng dễ nhớ, và nhớ đăng ký bản quyền để tránh những tranh chấp.

13. Những thông tin liên quan đến người sử dụng cần được xem trọng. Thật tuyệt vời nếu như người ta vào web không chỉ thấy có hàng hóa, dịch vụ mà còn có lịch chiếu phim, thông tin sự kiện sắp đến, thời tiết, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng...

14. Hỏi ý kiến người sử dụng, kể cả trưng cầu ý kiến bằng cách bỏ phiếu. Tuy nhiên phải cân nhắc việc thông tin bị lộ cho phép đối thủ nắm được ý tưởng của mình.

15. Lâu lâu cần có một "happy hour" hoặc "happy day" để kích thích người truy cập viếng thăm website của bạn. Các web thường xuyên cho lấy "chùa" một số phần mềm hay đăng ký nhận không mất tiền một thông tin nào đấy.

Càng có nhiều thứ "miễn phí" càng tốt

16. Mở tài khoản e-mail miễn phí trên trang web của công ty là một sáng kiến hay đã được Hotmail, Yahoo!... áp dụng thành công. Dĩ nhiên, có chỗ "chùa" cho e-mail thì có thêm một lý do khiến người sử dụng phải thường xuyên lui tới.

17. Ngoài ra, người ta còn miễn phí không gian để khách hàng đặt trang web của họ lên trạm web của mình. Đấy cũng là một cách "buôn có bạn, bán có phường"!

18. Một đề nghị nữa là trên trạm web công ty của bạn có luôn những dịch vụ như một ISP miễn phí (cung cấp dữ liệu, phần mềm, thiết kế, tư vấn... ). Ngay chính ngân hàng cũng có thể mở chợ trên mạng và đầu tư vào Internet, kinh doanh như một ISP vậy.

19. Cho thêm một thứ "chùa" khác là cung cấp thiệp điện tử. Một trong những nơi cho không phần mềm làm dịch vụ thiệp điện tử là trạm web của Học viện Kỹ thuật Massachusetts.

20. Phần mềm cũng là một loại quà tặng khuyến mãi trên mạng rất được ưa chuộng. Cho quà gì cần chọn lựa tùy mục đích và đối tượng. Ví dụ, công ty đồ gỗ cho phần mềm thiết kế nhà cửa, công ty dệt may cho phần mềm sưu tập thời trang...

21. Games cũng là một món miễn phí được hoan nghênh. Hãy tạo thêm một lý do rất thực dụng và hồn nhiên cho khách quay lại, tại sao không?

22. Cũng giống như siêu thị, giờ đây người ta áp dụng cả cách tính điểm tặng quà cho khách vào sử dụng web. Có thể vào xem kinh nghiệm này tại www.ipoints.co.uk hay www.beenz.com

Hình thức mỹ thuật và Phương diện kỹ thuật

23. Thời giờ là vàng bạc, đừng bắt người xem phải chờ lâu hơn 1 phút mới thấy đủ mặt mũi trang web hiện lên. Muốn thế, đừng đưa quá nhiều hình ảnh, âm thanh... lên web, bởi chúng chiếm dung lượng rất lớn. Mỗi trang web không nên vượt quá 60 Kb.

24. Trách cảnh tượng trang web nhan nhản logo, banner quảng cáo. Người xem không có nhiều thì giờ, hình ảnh quảng cáo chỉ khiến người ta phải chờ lâu khi truy cập vừa gây cảm giác nhàm chán, khó chịu. Mỗi trang web chỉ nên có một hoặc hai banner đặt ở đầu và cuối trang. Có thể thêm 5 logo quảng cáo được đặt ở những vị trí không lấn át nội dung.

25. Một lời khuyên chung: web được coi là hấp dẫn phải là nơi người sử dụng bước vào nhanh nhất, lựa chọn nhanh nhất, đúng nhất. Theo kinh nghiệm của web Channel 4, sau một thời gian điều hành, người ta quyết định giảm thiểu ngay cả các thanh công cụ, bởi người vào đã học được nhanh chóng nơi nào họ cần vào, không cần phải hướng dẫn nhiều.

26. Tạo thêm những cửa sổ trình duyệt mới. Kỹ thuật cho phép ngay trên một trang web, bạn có thể tạo thêm một ô nội dung khác hiện lên cùng lúc. Người ta có thể dùng ô này để quảng bá một dịch vụ hay tiện nghi mới.

27. Có công cụ liên kết (link) với các website khác.

28. Có công cụ nói chuyện bằng văn bản tương tác trực tuyến (chat). Hai hay nhiều người có thể nói chuyện cùng lúc qua mạng về một sản phẩm hay ý định làm ăn nào đó.

29. Có forum. Điều này có thể vận dụng như hộp thư khách hàng. Tuy nhiên, để ngăn chận những thông tin gây nhiễu, cần có phương tiện lọc (filter), thông tin không nhất thiết phải đăng ngay.

30. Trang bị phương tiện ghi hình trên web (web cam). Đây là một kỹ thuật mới cho phép truyền hình trực tiếp lên trang web, rất hấp dẫn.

31. Có công cụ cho phép người sử dụng chọn cách thể hiện nội dung trên trang web theo cách riêng của mình. Chẳng hạn chọn đưa lên hàng đầu thông tin mới nhất về điều họ quan tâm như giá chứng khoán, tin giá cả sản phẩm cụ thể... Nói chung là cần chuẩn bị nhiều "thực đơn" cho khách. Muốn thế, cần phải nắm rõ thông tin cụ thể về nhiều loại đối tượng sử dụng, để chuẩn bị nhiều nội dung phục vụ cho thích hợp. Làm sao cho người sử dụng web thấy đây như là nhà mình, văn phòng mình, cảm giác thoải mái, thân thiệt là rẩt quan trọng.

32. Khách phải được tuỳ chọn muốn đưa lên những phần nội dung cá nhân của mình lên hay không.

33. Nếu cho khách để miễn phí trang web trên website của mình thì nhớ có phương tiện cho khách tự động vào thẳng.

34. Có dịch vụ tự động chuyển thông tin của mình đến e-mail của khách hàng, nhất là khách hàng để miễn phí e-mail trên website để nhắc họ luôn nhớ đến mình.

35. Nếu bạn cho sử dụng miễn phí e-mail và lưu trữ dữ liệu thì tên gốc e-mail phải giống tên gốc website của bạn thì mới đạt được mục đích quảng bá danh hiệu.

36. Phải luôn đặt mình vào vị trí người sử dụng để cải tiến nội dung và hình thức, phương tiện kỹ thuật của web cho ngày một hấp dẫn hơn.

37. Sẵn sàng "trưng cầu ý kiến bạn đọc" và thuê những nhà tư vấn phản biện, góp ý cho trang web của bạn.

(Theo Chúng ta)

 

Cụm từ “Robots” có thể bạn đã được nghe tới nhiều lần trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu một trang web, bạn sẽ hiểu đây sẽ là một tệp tin rất quan trọng. Vậy vay trò của của Robots.txt là gì? Làm thế nào để sử dụng Robots.txt? Bài viết giúp bạn vén bớt một phần tấm màn “bí mật” xung quanh tệp tin này.

Khác các công cụ hỗ trợ tìm kiếm khác, tệp tin Robots.txt xác định những gì các cỗ máy tìm kiếm (search engine robot) không được phép “bén mảng”- bao gồm cả các cây thư mục hoặc các tệp tin cụ thể. Robots.txt còn xác định cả các chủng loại công cụ rò tìm thông tin trực tuyến nào được phép rà quét thông tin; ví dụ phần lọc và lưu trữ email, phần mềm “ngửi” nội dung (content sniffer), phần mềm tìm kiếm thông tin dạng thống kê v.v… (bạn có thể duyệt trang web http://www.robotstxt.org/wc/active.html để xem danh sách các chủng loại “robot” và tính năng của chúng). Như vậy, nhìn tổng thể vai trò của Robots.txt là chối bỏ quyền truy nhập của một số công cụ tìm kiếm thông tin trực tuyến, bảo vệ nhiều tệp tin nhà quản trị cần thiết phải để “online” nhưng lại không muốn ai cùng “chia sẻ”.

Hầu hết các website không có tệp tin Robots.txt. Đương nhiên, không vì thế mà các trang web không vận hành bình thường hoặc ít được mọi người biết tới. Vậy lý do gì các nhà quản trị nên nhanh chóng tạo lập tệp tin Robots.txt?

Thứ nhất, không phải cỗ máy tìm kiếm nào cũng được triển khai với ý đồ tốt hoặc ít nhất là vô hại. Trên thực tế, số lượng lớn các cỗ máy rà quét thông tin để lượm lặt địa chỉ email- công đoạn đầu tiên trong chiến dịch gửi thư rác hàng loạt (spam).

Thứ hai, website của bạn có lẽ chưa hoàn thiện và có những thông tin bạn chưa thể ngay lập tức tung ra. Cụ thể, một đường dẫn “không dẫn tới đâu cả” có thể để lại ấn tượng xấu đối với người truy nhập.

Thứ ba, website của bạn có khu vực dành riêng cho thành viên đăng nhập (có thể tính phí) và bạn không muốn bất cứ công cụ tìm kiếm nào bén mảng tới- Robots.txt là cách duy nhất bạn có thể chặn đứng các ‘spider’.

Thứ tư, bạn muốn giữ một số tệp tin “bí mật” (có thể là các thông tin cá nhân). Những tệp tin này không có đường dẫn liên kết tới nhưng lại chứa các đường dẫn liên kết ra bên ngoài. Nếu không sử dụng Robots.txt, khó có thể loại trừ tình huống các công cụ rà quét thông tin “lần” theo đường liên kết ra ngoài của tệp tin nhạy cảm và tìm ra chúng.

Tạo tệp tin Robots.txt: Đơn giản!

Chỉ cần dùng một chương trình soạn thảo văn bản thông dụng (ví dụ Notepad, Nottab Light…) người dùng không chuyên cũng có thể tạo cho mình một tệp tin Robots.txt. Hãy tham khảo một câu lệnh (syntax) của tệp tin:

User-agent:
Disallow:

Dòng lệnh thứ nhất xác định loại công cụ tìm kiếm không được phép rà quét thông tin trong một khu vực được định sẵn. Dòng lệnh thứ hai (có thể là 3, 4 v.v…) xác định “khu vực cấm” đối với các chương trình rà quét thông tin bị “điểm danh” trong dòng lệnh một (User-agent). Sau khi tạo (lưu ở định dạng .txt), hãy đẩy tệp tin lên thư mục gốc (Root- nơi lưu trữ các tệp tin kiểu index.html, index.php, index.asp …)

Tăng cường hơn nữa tính năng của Robots.txt, bạn có thể tham khảo một số snippets:

User-agent: *
Disallow: /

Tổ hợp mã này loại bỏ quyền tìm kiếm đối với mọi công cụ tìm kiếm trong một máy chủ (server) duy nhất.

User-agent: *
Disallow: /cgi-bin/
Disallow: /tmp/
Disallow: /private/

Tổ hợp mã không cho phép các công cụ tìm kiếm thâm nhập các thư mục /cgi-bin, /tmp và /private.

User-agent: esculapio
Disallow: /secret

Tổ hợp phím không cho phép công cụ tìm kiếm esculapio (một chương trình rà quét thông tin theo đường dẫn hoạt động trên nền Linux) thâm nhập thư mục /secret.

Như chúng ta đã thấy, Robots.txt khá thú vị và thực sự là một tệp tin quan trọng và hữu ích. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiếp về tệp tin này, bạn có thể truy nhập website http://www.robotstxt.org.

(Theo quantrimang.com)

 

Để website của bạn được nhiều người biết đến cũng như thu hút được nhiều đọc giả tới viếng thăm hơn – đó là điều mà các nhà quản trị cũng như chủ đầu tư cho website mong muốn

Bên cạnh những phương thức marketing, quảng bá thông thường, với tư cách là người chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật, bạn cũng sẽ là người giúp cho website phát triển hơn nếu bạn tuân thủ một số gợi ý sau:

1. Không nên quá lạm dụng hình ảnh đồ hoạ, các banner trên một trang web bởi việc này sẽ làm hạn chế tốc độ tải và hiển thị trang web. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chờ đợi, khách truy cập có thể sẽ đóng cửa sổ trình duyệt trang web của bạn để chuyển sang một trang khác. Nếu có quá nhiều ảnh trên một trang web, bạ hãy xoá hoặc chuyển bớt một vài cái sang một trang khác.

2. Bạn nên chèn thêm một số thành tố sau vào website: “Tự giới thiệu", một đoạn miêu tả vắn tắt về công ty và các sản phẩm cũng như mặt hàng kinh doanh. Bạn cũng có thể đưa thêm một số thông tin chi tiết cá nhân về bạn và các nhân viên. Phần “Liên hệ” (Cung cấp địa chỉ thư từ, điện thoại, fax, e-mail của công ty hay doanh nghiệp của bạn), một vài “Đường liên kết” tới những website hay những trang web có liên quan. Ở tất cả các trang nên có phần “Tìm kiếm” để khách truy cập có thể tìm những cái mà họ cần.

3. Hãy cung cấp một số dịch vụ miễn phí trên website của bạn. Bạn có thể cung cấp sách điện tử, một số phần mềm thông dụng miễn phí… Nếu có thể cung cấp một cách đều đặn theo một chu kỳ nào đó thì bạn có thể giữ khách quay trở lại với website.

4. Bạn nên định rõ các màu cụ thể cho nền trang, chữ, đường liên kết động, những đường liên kết đã được khách nhắp chuột và những đường liên kết Url ở phần BODY tag. Phần lớn các website được thiết kế với nền màu trắng, bạn có thể thay đổi thói quen cố hữu này bằng một màu nền khác bởi theo tôi đọc nội dung trên nền màu trắng sẽ làm cho mắt bạn bị căng và khó chịu nhanh hơn so với các gam màu dịu khác.

5. Ở phần thẻ Meta từ khoá, hãy cố gắng dùng từ ở cả hai dạng số ít và số nhiều: ví dụ: internet cafes, internet cafe. Không nên lặp lại một từ khoá 3 lần và Không nên để một từ khoá giống nhau nối tiếp nhau.

6. Bên cạnh các thẻ Meta từ khoá, bạn hãy đặt tên cho thẻ tiêu đề, tiêu đề của trang, tên ảnh, đường link, đường liên kết một cách chuyên nghiệp và có nhiều từ thông dụng. Như vậy, website của bạn sẽ được xếp ở thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của các trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Tuy vậy, công nghệ đánh giá cho điểm xếp hạng ngày nay căn cứ vào cả nội dung các đoạn văn giới thiệu – đây là biện pháp nhằm tránh sự gian dối ở khâu sử dụng từ khoá của các website.

7. Cố gắng giữ kích thước của trang web dưới dung lượng 32 kilobytes (kb). Luôn kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả của các trang web trước khi upload lên server. Khi upload xong, nhờ bạn bè, đồng nghiệp kiểm lại xem họ còn phát hiện ra những lỗi khác còn tồn tại.

8. Kiểm tra các đường link bị lỗi. Bạn có thể kiểm tra bằng tay hoặc sử dụng phần mềm. Những đường link tới các website bị đóng hoặc bán thường khiến cho đường link bị lỗi.

(Theo Chúng ta)

 

Việc có một sản phẩm hay dịch vụ tốt để bán là một yếu tố quan trọng trong việc tạo lập một ngành kinh doanh kinh doanh trực tuyến có hiệu quả, nhưng việc kinh doanh sẽ không thành công nếu người ta không sử dụng website của bạn. Bạn cũng phải làm cho khách hàng thường xuyên quay trở lại web site của mình.

Hãy nhớ rằng việc thành lập một doanh nghiệp trên internet rất khác với việc thành lập một doanh nghiệp ở bên ngoài. Khi người ta vào một cửa hàng họ thường không muốn đi sang các cửa hàng khác để tham khảo giá vì điều này làm cho họ mất thời gian. Tuy nhiên, với internet, việc so sánh này trở nên đơn giản; khách hàng không cần phải rời khỏi chiếc máy tính của mình. Đó chính là lý do tại sao điều quan trọng cần được thực hiện là làm cho khách hàng thường xuyên quay trở lại web site của bạn một khi họ đã vào.

Tạo cho trang web sự tiện dụng

Có nhiều yếu tố trong việc thiết kế một trang web, nhưng điều quan trọng là làm sao để khách hàng sẽ không rời khỏi ngay khi họ nhìn thấy site của bạn đang tải xuống. Site mà bạn tạo phải làm cho khách hàng muốn xem và muốn quay trở lại. Cần nhớ rằng những site hiệu quả nhất là những site tạo được cảm giác giao tiếp với người dùng và tiện dụng.

Có một số yếu tố có thể giúp site của bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng như sau:

Tránh sử dụng những dòng chữ nhấp nháy. Mặc dù khách hàng sẽ để ý đến nó, nhưng dòng chữ nhấp nháy không hấp dẫn và thường không được đọc.

Đặt những thông tin quan trọng nhất lên đầu trang. Nếu khách hàng không tìm thấy những gì mình cần tìm ở đầu trang thì họ sẽ sang site khác.

Đừng đưa vào site quá nhiều đồ hoạ và âm thanh. Các đồ hoạ và âm thanh làm cho việc tải trang web xuống rất mất thời gian, đặc biệt là nếu khách hàng không dùng đường truyền tốc độ cao.

Hãy đưa vào đầy đủ thông tin liên lạc, gồm địa chỉ e-mail, địa chỉ gửi thư thường và số điện thoại.

Hãy đặt thông tin trên nhiều trang, sử dụng liên kết từ trang chủ nếu trang quá lớn.
Hãy thêm đường lối và chính sách của công ty vào web site để làm tăng cảm giác tin tưởng của khách hàng đối với công ty.

Đừng nên sử dụng quá nhiều màu sắc, chỉ nên sử dụng hai hay ba màu.

Cung cấp một hộp tìm kiếm để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các món hàng mà họ cần, và đặt hộp tìm kiếm đó ở đầu trang thay vì giấu nó ở phía dưới.

Marketing

Ngành thương mại điện tử phải sử dụng các kỹ thuật marketing giống như các kỹ thuật được sử dụng bởi các ngành kinh doanh khác. Tất cả các công ty đều sử dụng những công cụ như quảng cáo, họp báo và truyền miệng, dù họ ở trên internet hay ở bên ngoài. Nhưng các chiêu thức marketing khác đã trở nên phổ biến với ngành kinh doanh bằng điện tử bởi vì chúng tỏ ra khả hiệu quả đối với những khách hàng truy cập internet.

Mạng liên minh

Mạng liên minh là một nhóm các site hợp tác với nhau để thu hút khách hàng mới cho nhau. Các site của mạng liên minh chứa các mẩu quảng cáo nhỏ cho các site khác ở cùng một mạng. Internet có rất nhiều mạng liên minh. Hãy nhớ lại tất cả các web site mà bạn đến có một liên kết dẫn tới Amazon.com, điều đó có nghĩa là các site đó có liên minh với Amazon.com.

Thuê viết bài

Một lựa chọn khác để nâng cao hiệu quả tiếp thị là thuê viết bài. Thuê viết bài có nghĩa là bạn thuê một người hay một công ty khác viết một phần cho trang web của bạn nhằm mục đích thu hút và giữ khách hàng. Ví dụ: nếu bạn là một công ty nhỏ có một web site bán các đồ dùng chơi golf trực tuyến thì có một cách để giữ khách hàng thường xuyên trở lại trang web của bạn là cung cấp các thông tin mới nhất về chơi golf ở trang đầu tiên. Việc làm này thường mất thời gian, đặc biệt là đội ngũ nhân viên của bạn quá ít. Nếu bạn không có đủ khả năng để cập nhật các tin tức và viết các bài báo thì bạn có thể thuê một công ty khác viết bài. Cách này cho phép bạn thực hiện việc kinh doanh bằng điện tử và làm cho khách hàng thường xuyên quay lại xem tin tức và từ đó có thể mua một số sản phẩm.

Các công cụ tìm kiếm

Khi bạn tìm kiếm thông tin trên web thì một trong những việc đầu tiên mà bạn sẽ làm là đến một công cụ tìm kiếm. Để làm tăng sự truy cập đến web site của bạn, bạn phải bảo đảm rằng các công cụ tìm kiếm phổ biến công nhận site của bạn. Nếu không, nhiều người sẽ không tìm thấy site của mình.

Bí quyết để có một web site thành công là phải bảo đảm rằng các công cụ tìm kiếm có web site của bạn trong cơ sở dữ liệu của mình có một số điểm quan trọng có thể giúp làm tăng số lượng các công cụ tìm kiếm, tìm thấy web site của bạn.

Các tính năng bảo mật

Những người tiêu dùng mua hàng qua internet thường đề cập tới vấn đề bảo mật như là một trong những mối bận tâm chính của họ. Nếu khách hàng lo ngại về tính bảo mật của web site của bạn thì rất có thể họ sẽ không mua sản phẩm từ site của bạn. Bạn có thể làm cho mình trở nên an toàn hơn đối với người dùng.

Hỗ trợ khách hàng

Khi bạn thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh thương mại điện tử thì bạn phải bảo đảm rằng khách hàng của bạn có thể nhận được sự hỗ trợ dễ dàng. Nếu như một khách hàng phải tìm qua một danh sách các câu hỏi thường được hỏi hay gửi một e-mail đến phòng hỗ trợ kỹ thuật và chờ đợi câu trả lời thì khách hàng đó rất có thể tìm được một web site cung cấp sự hỗ trợ tốt hơn. Ngoài ra các khách hàng không muốn đợi điện thoại để nhận được sự hỗ trợ vì nhiều người chỉ có một đường dây điện thoại trong nhà. Nhiều giải pháp đang được đưa ra để giúp các doanh nghiệp kinh doanh bằng điện tử cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các khách hàng trên internet của mình.

Một giải pháp đối với vấn đề cung cấp sự hỗ trợ cho khách hàng kịp thời là sử dụng điện thoại internet. Nó đặc biệt hữu ích đối với những người dùng máy tính ở nhà vốn sử dụng một kết nối quay số. Ngoài ra, một giải pháp khác là cung cấp tính năng text chat, cho phép người sử dụng mở một hộp text và trao đổi với người hỗ trợ trong thời gian thực. Do khách hàng ở trên trực tuyến và đã có những điều kiện cần thiết nên việc sử dụng text chat có thể là một cách rất tốt để cung cấp sự hỗ trợ.

(Theo Chúng ta)

 

Một website được xem là thành công khi thu hút được nhiều lượt truy cập; và để làm được điều đó, ngoài nội dung hay, hình thức đẹp, thì việc giúp cho người truy cập dễ dàng tìm thấy nó trên mạng là yếu tố rất quan trọng... Nhưng làm thế nào để người truy cập tìm thấy website của bạn (doanh nghiệp của bạn) một cách nhanh chóng và dễ dàng? Theo thống kê, hiện nay Google.com là trang web có lượng người truy cập nhiều nhất thế giới. Google cung cấp cho người truy cập những địa chỉ website mà họ cần tìm thông qua công cụ tìm kiếm đơn giản và hiệu quả. Vì vậy, số lượt người truy cập trang web của bạn sẽ tăng lên rất nhiều nếu nó được người truy cập dễ dàng tìm thấy trong hàng triệu trang web trên mạng. Muốn làm được điều đó, trang web của bạn cần nằm ở vị trí 1-30 trên Google, ứng với một từ khóa tìm kiếm nhất định. Nếu vị thứ trang web nằm ở xa phía sau, hầu như sẽ chẳng có mấy ai tìm ra trang web của bạn cả.

Có một số yếu tố để một trang web có được những vị trí đầu tiên trên Google hoặc những website tìm kiếm, website của bạn cần có ít nhất năm yếu tố cơ bản sau.

1. Nội dung của trang web

Nội dung của trang web là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược tối ưu hóa. Nếu muốn trang web có vị thứ cao trên bộ máy tìm kiếm, cần phải đưa vào trang web “nội dung thật”.

Những “con nhện” tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm, về căn bản là “mù”. Chúng chỉ có thể đọc được nội dung dạng văn bản, mà không thể đọc được hình ảnh, flash và những dạng trình diễn thông minh khác. Tạo ra một lượng lớn thông tin bằng văn bản trên trang web sẽ tạo điều kiện cho bộ máy tìm kiếm đọc dễ dàng.

Vì thế, thật dễ hiểu tại sao một trang web có ít các đoạn văn bản sẽ không thể có được vị thứ cao trên các website tìm kiếm. Các website tìm kiếm hoạt động theo nguyên tắc: trang web nào có nội dung đầy đủ và phù hợp hơn sẽ được xếp trước các trang web khác. Do vậy, cũng đừng quên thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu cho trang web của bạn, bởi không chỉ người truy cập mà những “con nhện” tìm kiếm cũng đều thích những thông tin mới.

2. Số lượng từ khóa

Thông thường trên mỗi trang web có rất nhiều từ. Vậy làm sao các bộ máy tìm kiếm có thể xác định được đâu là từ quan trọng nhất để mô tả trang web của bạn?

Bộ máy tìm kiếm sẽ đếm số lượng từ trên trang web. Từ hoặc cụm từ nào xuất hiện thường xuyên, với tần số cao sẽ được đánh giá là quan trọng hơn. Bộ máy tìm kiếm sử dụng cách tính đại số để tính mức độ quan trọng của mỗi từ khóa trên từng trang. Số lần xuất hiện của một từ khóa chia cho tổng số từ trên trang web là chỉ số xác định “sức nặng của từ khóa” (keyword weight). “Sức nặng của từ khóa” càng cao, thì mức độ quan trọng của từ khóa càng cao, và ngược lại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hoạch định chiến lược tối ưu hóa trang web.

Giảm số lần xuất hiện của từ khóa sẽ làm giảm đi khả năng nâng cao vị thứ của trang web. Từ khóa nên hiện diện trên trang web một số lần nhất định để các bộ máy tìm kiếm có thể đánh giá cao về mức độ quan trọng của từ khóa đó.

Vậy, làm cách nào để biết một cách chính xác từ khóa cần phải xuất hiện bao nhiêu lần trên trang web để nó có vị thứ cao? Nên tham khảo những trang web hiện đang có vị thứ cao nhất ứng với những từ khóa đó. Đây là cách mà bạn có thể biết được nên thiết kế “sức nặng từ khóa” là bao nhiêu để có thể đạt được vị thứ cao nhất trên bộ máy tìm kiếm.

3. Vị trí của từ khóa

Hãy đặt từ khóa ở những vị trí mà bộ máy tìm kiếm đánh giá cao. Bạn đã xác định được cần phải lặp lại từ khóa bao nhiêu lần trên trang web, bây giờ là lúc cần nghĩ nên đặt từ khóa ở vị trí nào?

Vị trí của từ khóa trên trang web cũng là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược tối ưu hóa trang web. Bộ máy tìm kiếm sẽ quan tâm đến một số phần của trang web, nếu những từ khóa được tìm thấy ở đó sẽ được đánh giá là quan trọng hơn chỗ khác.
Những vị trí nào được đánh giá là quan trọng? Đó là: tiêu đề, phần đầu trang, hyperlink, từ khóa URL, từ ngữ ở đầu trang.

4. “Click phổ biến”

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến vị thứ của trang web trên bộ máy tìm kiếm là “click phổ biến”. Số lượng người truy cập nhấp chuột trên đường liên kết để vào trang web của bạn từ kết quả của các trang web tìm kiếm khác sẽ được cộng lại. Trang web càng có nhiều người nhấp chuột vào từ các bộ máy tìm kiếm sẽ càng được đánh giá cao.

Trang web của bạn sẽ được cộng thêm điểm mỗi khi một ai đó nhấp chuột vào đường liên kết từ trang kết quả của bộ máy tìm kiếm. Nếu trang web đã có vị thứ cao sẽ nhận được ít điểm hơn so với trang web có vị thứ thấp. Bằng cách này thì mọi trang web đều có cơ hội được cộng điểm tương ứng với loại nhấp chuột phổ biến.

Tuy nhiên, không nên tự mình nhấp chuột vào đường liên kết này quá nhiều lần vì bộ máy tìm kiếm sẽ nhận biết được và sẽ trừ đi số điểm. Ngoài ra, khi một nguời nào đó nhấp chuột vào đường liên kết và ngay sau đó nhấn nút “back” để trở về trang web tìm kiếm ngay, bộ máy tìm kiếm sẽ hiểu rằng người truy cập không tìm kiếm được thông tin cần thiết trên trang web của bạn. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến vị thứ của trang web.

5. Liên kết website

Một trong những yếu tố cần phải quan tâm trong chiến lược tối ưu hóa trang web là liên kết website. Bộ máy tìm kiếm đánh giá rất cao những liên kết đến trang web của bạn từ các website khác. Điều này được giải thích là, nếu có nhiều website liên kết có nghĩa là trang web của bạn có nội dung hay, thiết thực và quan trọng.

Không phải tất cả mọi liên kết đều giống nhau. Liên kết từ các website nổi tiếng sẽ được tính điểm cao hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng vị trí/thứ hạng trang web của bạn. Các website liên kết nên có cùng chủ đề và có những từ khóa liên quan trong đoạn chữ liên kết.

Bạn sẽ không hoàn toàn chủ động được trong phần liên kết. Tuy nhiên, có một số cách thức giúp sự liên kết được tiến hành tốt hơn.

Biến trang web của bạn thành một trang web hấp dẫn, bởi nếu nhiều người thấy trang web của bạn hay, bổ ích họ sẽ tự động liên kết đến.

Tạo thuận tiện cho việc liên kết: đặt vào đoạn mã html và nút link đến trang web của bạn, người truy cập sẽ dễ dàng sao chép đoạn mã link để đặt vào trang web của họ.

Mang đến những lợi ích cho các trang web link vào thông qua việc cho quảng cáo miễn phí trên trang web của bạn.

Hãy làm một cuộc điều tra nhỏ về các website cùng lĩnh vực để xem ai đã liên kết vào website của họ và tìm cách tiếp cận để đề nghị họ đặt liên kết vào website của bạn.

Liên kết song phương đến những website tương tự sẽ có lợi cho cả đôi bên.

Trả tiền cho các liên kết trên các website lớn, nổi tiếng như Yahoo!, Looksmart hoặc các trang vàng.

 

Tăng tốc độ hiển thị website

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tốc độ hiển thị trang web phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ đường truyền, tốc độ xử lý của server, nội dung trang web và tốc độ xử lý của máy tính client. Để tăng tốc độ hiển thị trang web, có thể chia làm 3 phần để xử lý như sau:

- Tại server: Giảm thiểu những tính toán trên server, tối ưu CSDL, tạo bộ đệm, tối ưu chương trình...
- Đường truyền: Giảm thiểu dữ liệu truyền trên mạng bằng cách giảm kích thước các file hình, giảm yêu cầu trao đổi dữ liệu giữa server và client...
- Tại máy client: tối ưu mã html để trình duyệt hiển thị nhanh.
Với chiến lược trên, dưới đây là 10 thủ thuật có thể giúp tăng tốc độ hiển thị trang web.

1. Dùng CSS định nghĩa thuộc tính của các đối tượng trong trang web
Việc dùng CSS sẽ giúp cải thiện tốc độ tải trang web đáng kể. Trình duyệt sẽ chỉ tải file CSS về máy client một lần, những lần sau các trang web sử dụng file CSS này sẽ lấy ngay tại client. Việc tập trung toàn bộ định nghĩa thuộc tính vào file CSS giúp cho đoạn mã HTML trở nên ngắn gọn, rõ ràng đồng thời giúp giảm kích thước của trang web.

Một điểm tiện lợi nữa khi dùng file CSS là bạn có thể thay đổi màu sắc, giao diện của những trang web một cách nhanh chóng thông qua việc chỉnh sửa những thuộc tính trong file CSS.

2. Viết Javascript trên một trang và dùng cho nhiều trang

Điều này tương tự như kỹ thuật dùng file CSS cho mọi trang web. Ví dụ đoạn mã Javascript hiển thị quảng cáo dùng cho nhiều trang, nếu bạn viết toàn bộ mã Javascript trong một file rồi khai báo dùng nó ở các trang như sau:
< type="”text/javascript”" src="”quangcao.js”">< /script>
Giống như file CSS, trình duyệt chỉ tải về file này một lần.

3. Dùng AJAX

AJAX là chữ viết tắt của Asynchronous JavaScript And XML, đây là kỹ thuật dùng Javascript và XML để tối ưu việc trao đổi dữ liệu giữa client và server. Giả sử trang web của ban chứa rất nhiều thông tin, trong đó có một phần chứa 2 combobox: Quốc Gia và Thành Phố. Khi bạn chọn một quốc gia trên combobox 1, thì trong combobox 2 các thành phố tương ứng sẽ hiện ra. Theo cách thông thường, khi chọn một quốc gia, thông số của nó sẽ được gửi về server. Tại đây nội dung của trang web được tính toán lại rồi được gửi trả cho client với combobox2 chứa các thành phố của quốc gia được chọn. Như vậy chỉ một phần nhỏ trong trang web thay đổi mà phải tải về toàn bộ trang web và vẽ lại. Với AJAX, sau khi xử lý, server chỉ gửi trả kết quả cho client danh sách các thành phố chứ không phải toàn bộ trang web. Điều này cải thiện rất nhiều tốc độ đáp ứng của trang web.

4. Mạnh dạn bỏ những gì không cần thiết

Bỏ file flash, audio nếu chúng không thực sự cần thiết. Ngoài ra, đối với người lập trình web, việc sử dụng control của HTML thay cho server control của ASP/JSP... cũng giúp giảm được thời gian biên dịch (từ ASP/JSP... sang HTML).

5. Tránh dùng table lồng trong table

Khi bạn viết table lồng trong table, trình duyệt sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiển thị trang web. Đây là điều ít người để ý nhất nhưng lại là một kỹ thuật cải thiện tốc độ hiển thị trang web đáng kể nhất. Khi bạn đặt một table bên trong một table, sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để trình duyệt web duyệt qua toàn bộ mã lệnh bên trong mỗi table rồi mới làm đến việc trình bày lên màn hình cho người dùng xem. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng CSS để tạo ra những dòng và cột cho trang web.

6. Không dùng table bao toàn bộ nội dung trang web

Nếu bạn dùng một table lớn để tạo layout cho trang web như sau:

Ảnh minh họa

Trình duyệt sẽ phải tải toàn bộ thông tin của các thành phần trong bảng gồm: Top, LeftMenu, Content... về máy client, rồi xử lý tính toán toàn bộ control, khoảng trắng, hình ảnh... bên trong table. Khi mọi việc đã thực sự hoàn tất, trình duyệt web lúc đó mới hiển thị toàn bộ nội dung bên trong table lên màn hình cùng lúc.
Nếu không dùng table bao toàn bộ nội dung trang web, thì ngoài việc giảm được dung lượng trang web, thời gian xử lý hiển thị tại máy client, nó còn cho phép trình duyệt web hiển thị dần từng phần đã xử lý xong, cho người dùng có một vài thông tin để đọc trước, trong khi chờ những phần khác tiếp tục hiển thị, điều này tạo cho người dùng cảm giác trang web của bạn có tốc độ hiển thị nhanh.

7. Phân trang web thành các trang nhỏ hơn

Thay vì hiển thị toàn bộ thông tin trên 1 trang web, bạn hãy phân trang web thành nhiều mục nhỏ và hiển thị trên nhiều trang khác nhau. Giống như Yahoo Mail, tại mỗi thời điểm, các bạn chỉ có thể xem được tiêu đề của 50 email lên màn hình, để xem danh sách các email khác bạn phải nhấn liên kết next/previous...

Điều này không chỉ giúp tăng tốc độ hiển thị trang web mà trên thực tế, phần lớn người dùng thật sự không thích phải ngồi chờ vài phút để rồi xem một trang web có nội dung khá dài, phải dùng đến scroll bar mới xem được hết toàn bộ nội dung.

8. Xóa các khoảng trắng không cần thiết

Cố gắng xóa tất cả những khoảng trắng không cần thiết trong đoạn mã html. Hãy nhớ là một lần ấn phím space sẽ làm tăng kích thước trang web của bạn lên 1 byte. Việc loại bỏ khoảng trắng này có thể làm bằng tay hoặc dùng công cụ hỗ trợ như HTML code Cleaner (có thể tìm với Google).

9. Dọn dẹp mã chương trình cho sáng sủa

Hãy loại bỏ toàn bộ những thẻ trống như div> hay . Điều này không những giúp cải thiện dung lượng trang web, tăng tốc độ hiển thị mà còn giúp cho mã lệnh của bạn trở nên rõ ràng, giúp dễ dàng hiệu chỉnh hoặc nâng cấp.

10. Tối ưu hình ảnh

Hạn chế dùng hình ảnh: Hình ảnh giúp cho trang web của bạn trở nên sống động và lôi cuốn, tuy nhiên hình ảnh cũng chính là một trong những nguyên nhân làm chậm tốc độ hiển thị trang web.

Chỉ định rõ kích thước của hình ảnh: Khi trình duyệt hiển thị hình ảnh của trang web, nó phải biết kích thước của tấm ảnh để có thể chừa khoảng trống trên màn hình cho việc hiển thị tấm ảnh này, và việc hiển thị sẽ theo trình tự từ trên xuống. Nếu bạn không định rõ kích thước của tấm ảnh (ví dụ: ), trình duyệt phải tải tấm ảnh trước để xác định kích thước rồi mới xử lý hiển thị nội dung. Điều này cũng tương tự như việc sử dụng table bao toàn bộ nội dung. Vì vậy nếu được, bạn nên sử dụng khai báo “width”, “height” để chỉ định trước kích cỡ của hình ảnh.

Giảm kích thước hình ảnh: Hãy giảm tối đa kích thước hình ảnh. Đôi khi bạn không cần phải trương lên trang web những hình ảnh có chất lượng thật cao mà có thể dùng thumbnail thay thế. Định dạng GIF/JPG là lựa chọn hàng đầu cho trang web vì kích thước nhỏ.

(Theo PCWorld)

 

1. Lợi ích

Hãy bắt đầu với những lợi ích thuyết phục nhất của trang web của bạn và chuyển nó thành một tiêu đề nét đậm. Đừng bắt đầu bằng khẩu hiệu chào đón không có nghĩa gì cả.

*
Kém: Chào mừng bạn đến với cửa hàng đồ trang sức của chúng tôi.
*
Tốt: Nhà thiết kế thủ công đồ trang sức bạc.

2. Sự cảm thông

Hãy tập trung vào nhu cầu của những khách hàng ghé thăm trang web của bạn và những triển vọng. Đừng nói về khó khăn của bạn đầu tiên.

* Kém: Trang web này được đưa ra vào 2 ngày trước đây, vì vậy xin hãy bỏ qua những thiếu sót.
* Tốt: Xin hãy liên hệ với dịch vụ khách hàng của chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.

3. Sự nhất quán

Đừng dựa theo một kiểu mẫu định dạng nhất định cho trang web của bạn. Đừng làm cho nó trông như một bức tranh minh họa lòe loẹt với 10 phông chữ và 20 mầu sắc.

* Kém: Sử dụng nhiều mầu khác nhau trong mỗi đoạn và các kiểu chữ và các cỡ chữ khác nhau cho mỗi tiêu đề.
* Tốt: Một mầu chữ và một cỡ chữ cho mỗi văn bản và chỉ một mầu chữ và một cỡ chữ cho các dòng tiêu đề (Arial và Arial được coi là những phông chữ thích hợp nhất cho nội dung trang web).

4. Sự đơn giản

Làm cho nội dung trang web của bạn trở nên đơn giản. Đừng sử dụng những từ ngữ gây khó hiểu để khách hàng có thể hiểu được thông điệp của bạn ngay lập tức. Họ sẽ không muốn mất nhiều cố gắng để hiểu được nội dung đó nếu những từ ngữ đó quá trừu tượng. Họ sẽ ngay lập tức thoát ra khỏi trang web của bạn và có thể bạn sẽ mất đi một khách hàng tiềm năng.

* Kém: Mặc cho tình trạng của họ hiện nay, các nhà cạnh tranh bền bỉ vẫn đi đến thất bại do sự lạc lõng hoàn toàn của họ.
* Tốt: Các nhà cạnh tranh còn thiếu các kỹ năng để thành công.

5. Kiểm tra cẩn thận

Hãy kiểm tra nội dung trang web của bạn cẩn thận từ việc xem có thiếu cái tiêu đề hay biểu tượng đầu dòng nào không. Hãy làm cho khách hàng biết được ngay lập tức điều mà bạn muốn nói với họ. Đừng đưa khối văn bản lớn vào trang web của bạn vì người ta sẽ không thể đọc hết được và nó thật tẻ nhạt.

* Kém: Một khối văn bản không hề chia đoạn, không có các tiêu đề hay các điểm đánh dấu đầu đoạn.
* Tốt: Văn bản phải được chia thành các đoạn và có tiêu đề cùng các kí hiệu đánh dấu đầu dòng.

6. Sự ngắn gọn súc tích

Khi viết nội dung cho trang web của bạn cố gắng càng ngắn gọn và súc tích càng tốt. Đừng lặp đi lặp lại về một chủ đề mà nó cung cấp những chi tiết không liên quan vì điều đó sẽ không thu hút khách hàng.

* Kém: Một câu chuyện lịch sử dài 400 từ về thành tựu đạt được của công ty bạn.
* Tốt: Một vài điểm đánh dấu đầu dòng liệt kê các thành tựu lớn.

7. Sự thú vị

Viết theo một phong cách thú vị và thân thiện. Đừng làm cho nó trở nên buồn tẻ và bâng quơ. Phải làm cho khách hàng thích đọc nội dung trang web của bạn và bị cuốn hút vào đó.

 

Thế là doanh nghiệp của bạn vừa có một website (hệ thống web) của riêng mình! Bạn đã mất nhiều thời gian để viết nội dung cho website, bạn cũng đã đầu tư chi phí để thuê đội ngũ kỹ thuật web xây dựng website cho công ty bạn, và bạn có thể “thở phào” khi website của bạn đã được hòa nhập vào Internet với hàng tỉ website khác?

Bạn tin rằng từ đây, mọi người trên thế giới đều biết đến bạn? Xin thưa, bạn vui mừng hơi sớm đấy! Việc có một website trên Internet là một điều dễ dàng, cái khó là làm sao cho đối tượng khách hàng của bạn ở mọi nơi trên thế giới biết đến website của bạn, và cái khó hơn nữa là làm sao cho đối tượng khách hàng của bạn còn quay trở lại website của bạn lần 2, lần 3 và nhiều lần nữa?

Vì thế, bạn nên đọc và ghi nhớ một số “bí quyết” để thu hút và giữ chân người xem website của bạn. Thật ra, bí quyết này chỉ gói gọn trong 3 yếu tố: xây dựng cộng đồng, nội dung, phần thưởng.

Xây dựng cộng đồng: bạn nên dành chỗ trên website của bạn để làm “sân chơi” cho những người cùng yêu thích một lĩnh vực nào đó. Ví dụ: website của bạn về du lịch Việt Nam, thì bạn nên làm một diễn đàn (forum) trên web của mình để mọi người có thể đăng ý kiến, bài viết, hình ảnh về các chuyến du lịch Việt Nam của họ v.v...

Diễn đàn này rất có tác dụng trong việc giữ chân người xem và thu hút người mới. Những thành viên trong cộng đồng đã góp phần rất lớn vào việc quảng cáo cho website của bạn.

Nội dung: nội dung của các trang trên website của bạn có giá trị quyết định trong việc thu hút và giữ chân người xem. Hãy đặt mình vào vị trí đối tượng khách hàng của bạn để quyết định đăng tải những thông tin gì, hãy đặt câu hỏi “Họ muốn biết những gì?”, “Những gì là bổ ích cho họ?” v.v… Nên chú ý tạo sự tiện lợi cho người xem khi xem các trang web của bạn. Sự tiện lợi quan trọng nhất là: làm sao trong thời gian ngắn nhất, người xem tìm được cái họ muốn xem.

Đăng tải nhiều thông tin quá cũng không tốt, người xem sẽ có cảm giác bị rối tung trong một mớ hỗn độn thông tin và sẽ nhanh chóng chán và rời khỏi website của bạn, mang theo ấn tượng không tốt về mức độ chuyên môn của website của bạn.

Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, là việc cập nhật thông tin thường xuyên. Đảm bảo với bạn là người xem sẽ rất bực mình và có ấn tượng không tốt nếu như thấy trang web họ đang đọc được cập nhật lần cuối cách đây vài năm.

Phần thưởng: bạn có biết hiện có bao nhiêu trang web trên Internet không? Theo số liệu thống kê, có không dưới 8 tỉ trang web tồn tại trên Internet vào thời điểm tháng giêng năm 2005. Nếu một người mỗi ngày đọc 100 trang web (nhiều đấy!) thì anh ta phải mất 50 năm mà chỉ đọc được chưa đầy 2 triệu trang web trong cuộc đời. Cho nên, người ta đọc có chọn lọc. Vì thế, bạn phải có những “chiêu thức” khiến người xem cảm thấy thích và có ích lợi khi đọc các trang web của bạn.

Hiện nay trên thế giới, rất nhiều website trả tiền cho người đọc, ví dụ, bạn vào xem trang web của họ, bạn sẽ được cộng điểm hoặc trả tiền (chỉ vài xu đô-la Mỹ), khi điểm của bạn nhiều, bạn có thể đổi điểm lấy hàng hóa hay dịch vụ hay được giảm giá khi mua hàng, v.v… Chúng ta có thể không làm như thế, nhưng phần thưởng ở đây có nghĩa là những lợi ích dành cho người đọc web, ví dụ như cái để download (tải về) miễn phí, những dịch vụ ưu tiên hay quà khuyến mãi v.v… Có như thế bạn mới giữ chân được người xem.

Tóm lại, để thu hút và giữ chân người xem web, bạn phải mang lại cho họ lợi ích thật sự, những lợi ích đó có thể là tiền bạc, dịch vụ hay sản phẩm miễn phí, giá trị tinh thần, thông tin hữu ích v.v…

VEC

 


Trang Lien heTheo hãng tư vấn bảo mật SecureTest (Anh), tính năng "contact us", giúp người ngoài gửi thông tin tới nhà điều hành trang web, không an toàn và khiến hacker dễ dàng tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vào máy chủ quản lý mail.

Mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công này không giống nhau vì nó tuỳ thuộc vào việc công ty đặt chỗ máy chủ ở đâu. Nếu họ thuê host ở nhà cung cấp dịch vụ khác thì nguy cơ sẽ thấp hơn so với việc tự đặt host.

Trong trường hợp công ty tự đặt máy chủ cho website của mình, server thường nằm trong DMZ (cấu hình tường lửa cho mạng LAN) giữa các tường lửa bên trong và bên ngoài. Hình thức "contact us" chỉ đơn thuần tạo ra một e-mail theo yêu cầu và gửi nội dung của nó tới server bên trong để chuyển tiếp tới một địa chỉ trong mạng LAN.

Thường thì các hệ thống lọc thư sẽ coi máy chủ web như là một máy khách quản lý thư trong nội bộ. Nếu có chủ ý tấn công, hacker sẽ gửi đến lượng e-mail chứa mã độc cực lớn, làm máy chủ tê liệt. Viết mã để thay đổi nội dung các message hay tấn công qua mạng máy tính liên kết từ địa chỉ IP giả càng làm cho tình hình nghiêm trọng hơn. Nếu trang web còn đặt chế độ trả lời tự động (cho cả địa chỉ đúng và không đúng - thường là địa chỉ hacker bịa ra), máy chủ sẽ dễ dàng bị "ngập" trong e-mail báo kết quả về (không gửi được).

Ken Munro, Giám đốc SecureTest, cho biết nhiều tổ chức không quan tâm lỗ hổng này. Có nhiều cách chống đỡ loại tấn công DDoS qua mục "liên hệ" như yêu cầu người gửi phải nhập một vài chữ từ tấm ảnh nào đó mà máy tính không đọc được (giống như cách Yahoo yêu cầu khi người dùng tạo lập hòm thư).

 

Tăng tốc độ hiển thị website

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tốc độ hiển thị trang web phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ đường truyền, tốc độ xử lý của server, nội dung trang web và tốc độ xử lý của máy tính client. Để tăng tốc độ hiển thị trang web, có thể chia làm 3 phần để xử lý như sau:

- Tại server: Giảm thiểu những tính toán trên server, tối ưu CSDL, tạo bộ đệm, tối ưu chương trình...

- Đường truyền: Giảm thiểu dữ liệu truyền trên mạng bằng cách giảm kích thước các file hình, giảm yêu cầu trao đổi dữ liệu giữa server và client...

- Tại máy client: tối ưu mã html để trình duyệt hiển thị nhanh.

Với chiến lược trên, dưới đây là 10 thủ thuật có thể giúp tăng tốc độ hiển thị trang web.

1. Dùng CSS định nghĩa thuộc tính của các đối tượng trong trang web

Việc dùng CSS sẽ giúp cải thiện tốc độ tải trang web đáng kể. Trình duyệt sẽ chỉ tải file CSS về máy client một lần, những lần sau các trang web sử dụng file CSS này sẽ lấy ngay tại client. Việc tập trung toàn bộ định nghĩa thuộc tính vào file CSS giúp cho đoạn mã HTML trở nên ngắn gọn, rõ ràng đồng thời giúp giảm kích thước của trang web.

Một điểm tiện lợi nữa khi dùng file CSS là bạn có thể thay đổi màu sắc, giao diện của những trang web một cách nhanh chóng thông qua việc chỉnh sửa những thuộc tính trong file CSS.

2. Viết Javascript trên một trang và dùng cho nhiều trang

Điều này tương tự như kỹ thuật dùng file CSS cho mọi trang web. Ví dụ đoạn mã Javascript hiển thị quảng cáo dùng cho nhiều trang, nếu bạn viết toàn bộ mã Javascript trong một file rồi khai báo dùng nó ở các trang như sau:

< type="”text/javascript”" src="”quangcao.js”">< /script>

Giống như file CSS, trình duyệt chỉ tải về file này một lần.

3. Dùng AJAX

AJAX là chữ viết tắt của Asynchronous JavaScript And XML, đây là kỹ thuật dùng Javascript và XML để tối ưu việc trao đổi dữ liệu giữa client và server. Giả sử trang web của ban chứa rất nhiều thông tin, trong đó có một phần chứa 2 combobox: Quốc Gia và Thành Phố. Khi bạn chọn một quốc gia trên combobox 1, thì trong combobox 2 các thành phố tương ứng sẽ hiện ra. Theo cách thông thường, khi chọn một quốc gia, thông số của nó sẽ được gửi về server. Tại đây nội dung của trang web được tính toán lại rồi được gửi trả cho client với combobox2 chứa các thành phố của quốc gia được chọn. Như vậy chỉ một phần nhỏ trong trang web thay đổi mà phải tải về toàn bộ trang web và vẽ lại. Với AJAX, sau khi xử lý, server chỉ gửi trả kết quả cho client danh sách các thành phố chứ không phải toàn bộ trang web. Điều này cải thiện rất nhiều tốc độ đáp ứng của trang web.

4. Mạnh dạn bỏ những gì không cần thiết

Bỏ file flash, audio nếu chúng không thực sự cần thiết. Ngoài ra, đối với người lập trình web, việc sử dụng control của HTML thay cho server control của ASP/JSP... cũng giúp giảm được thời gian biên dịch (từ ASP/JSP... sang HTML).

5. Tránh dùng table lồng trong table

Khi bạn viết table lồng trong table, trình duyệt sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiển thị trang web. Đây là điều ít người để ý nhất nhưng lại là một kỹ thuật cải thiện tốc độ hiển thị trang web đáng kể nhất. Khi bạn đặt một table bên trong một table, sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để trình duyệt web duyệt qua toàn bộ mã lệnh bên trong mỗi table rồi mới làm đến việc trình bày lên màn hình cho người dùng xem. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng CSS để tạo ra những dòng và cột cho trang web.

6. Không dùng table bao toàn bộ nội dung trang web

Nếu bạn dùng một table lớn để tạo layout cho trang web như sau:

Ảnh minh họa










Trình duyệt sẽ phải tải toàn bộ thông tin của các thành phần trong bảng gồm: Top, LeftMenu, Content... về máy client, rồi xử lý tính toán toàn bộ control, khoảng trắng, hình ảnh... bên trong table. Khi mọi việc đã thực sự hoàn tất, trình duyệt web lúc đó mới hiển thị toàn bộ nội dung bên trong table lên màn hình cùng lúc.

Nếu không dùng table bao toàn bộ nội dung trang web, thì ngoài việc giảm được dung lượng trang web, thời gian xử lý hiển thị tại máy client, nó còn cho phép trình duyệt web hiển thị dần từng phần đã xử lý xong, cho người dùng có một vài thông tin để đọc trước, trong khi chờ những phần khác tiếp tục hiển thị, điều này tạo cho người dùng cảm giác trang web của bạn có tốc độ hiển thị nhanh.

7. Phân trang web thành các trang nhỏ hơn

Thay vì hiển thị toàn bộ thông tin trên 1 trang web, bạn hãy phân trang web thành nhiều mục nhỏ và hiển thị trên nhiều trang khác nhau. Giống như Yahoo Mail, tại mỗi thời điểm, các bạn chỉ có thể xem được tiêu đề của 50 email lên màn hình, để xem danh sách các email khác bạn phải nhấn liên kết next/previous...

Điều này không chỉ giúp tăng tốc độ hiển thị trang web mà trên thực tế, phần lớn người dùng thật sự không thích phải ngồi chờ vài phút để rồi xem một trang web có nội dung khá dài, phải dùng đến scroll bar mới xem được hết toàn bộ nội dung.

8. Xóa các khoảng trắng không cần thiết

Cố gắng xóa tất cả những khoảng trắng không cần thiết trong đoạn mã html. Hãy nhớ là một lần ấn phím space sẽ làm tăng kích thước trang web của bạn lên 1 byte. Việc loại bỏ khoảng trắng này có thể làm bằng tay hoặc dùng công cụ hỗ trợ như HTML code Cleaner (có thể tìm với Google).

9. Dọn dẹp mã chương trình cho sáng sủa

Hãy loại bỏ toàn bộ những thẻ trống như div>
hay . Điều này không những giúp cải thiện dung lượng trang web, tăng tốc độ hiển thị mà còn giúp cho mã lệnh của bạn trở nên rõ ràng, giúp dễ dàng hiệu chỉnh hoặc nâng cấp.

10. Tối ưu hình ảnh

Hạn chế dùng hình ảnh: Hình ảnh giúp cho trang web của bạn trở nên sống động và lôi cuốn, tuy nhiên hình ảnh cũng chính là một trong những nguyên nhân làm chậm tốc độ hiển thị trang web.

Chỉ định rõ kích thước của hình ảnh: Khi trình duyệt hiển thị hình ảnh của trang web, nó phải biết kích thước của tấm ảnh để có thể chừa khoảng trống trên màn hình cho việc hiển thị tấm ảnh này, và việc hiển thị sẽ theo trình tự từ trên xuống. Nếu bạn không định rõ kích thước của tấm ảnh (ví dụ: ), trình duyệt phải tải tấm ảnh trước để xác định kích thước rồi mới xử lý hiển thị nội dung. Điều này cũng tương tự như việc sử dụng table bao toàn bộ nội dung. Vì vậy nếu được, bạn nên sử dụng khai báo “width”, “height” để chỉ định trước kích cỡ của hình ảnh.

Giảm kích thước hình ảnh: Hãy giảm tối đa kích thước hình ảnh. Đôi khi bạn không cần phải trương lên trang web những hình ảnh có chất lượng thật cao mà có thể dùng thumbnail thay thế. Định dạng GIF/JPG là lựa chọn hàng đầu cho trang web vì kích thước nhỏ.

Nguồn tin: PCWorld.com.vn

 

14 thủ thuật tăng tốc độ website

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chuyên gia Steve Souders của Yahoo đã hướng dẫn chi tiết cách tối ưu hóa trang web bằng việc tập trung vào những vấn đề mặt trước (front-end: phần chương trình tương tác trực tiếp với người sử dụng).

Đây được coi là tài liệu đáng đọc với bất cứ ai liên quan đến công việc xây dựng web. Bài viết của Souders được đăng dài kỳ trên blog Yahoo user interface và sẽ được xuất bản vào tháng 9 tới.

Khả năng hoạt động của website là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy tốc độ ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng khách truy cập. Souders đã đưa ra 14 nguyên tắc cải thiện là:

  1. Hạn chế HTTP requests.
  2. Sử dụng CDN (Content Delivery Network: Hệ thống các máy tính được kết nối với nhau qua Internet để truyền nội dung tới người sử dụng).
  3. Đưa thêm Expires header.
  4. Gzip các thành tố (Gzip, hay GNU zip, là ứng dụng phần mềm miễn phí được dùng để nén file).
  5. Đưa CSS lên đầu.
  6. Chuyển JS (JavaScript) xuống cuối.
  7. Tránh các biểu thức CSS.
  8. Đặt CSS và JS ở bên ngoài.
  9. Giảm quá trình tra cứu DNS.
  10. Thu nhỏ JS.
  11. Tránh chuyển hướng (redirect).
  12. Loại bỏ các tập lệnh sao lưu (duplicate scripts).
  13. Tắt ETags.
  14. Làm cho AJAX nhỏ và có thể lưu trữ được (cacheable).
Tham khảo bản thuyết trình PowerPoint với 97 slide của Souders tại đây.

Nguồn tin: VnExpress

 

Kiến thức tổng quát về website - Website là gì?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Những phần thiết yếu của một website

website
Website là một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác) cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần).

Website là một tập hợp một hay nhiều web page. Nếu nói “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng trang web” là không chính xác về từ ngữ, mà phải nói là “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng một web - site” (đọc là “web-sai”). Để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin).

Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (đăng tải thông tin không hạn chế, không giới hạn số trang, diện tích bảng in...) và không giới hạn phạm vi địa lý.

Những phần nội dung thiết yếu của một website: website thường có các phần nội dung sau: Trang chủ: trang đầu tiên hiện lên khi người ta truy cập website đó. Trang chủ là nơi liệt kê các liên kết

Trang chủ thường dùng để trưng bày những thông tin mới nhất mà DN muốn giới thiệu đầu tiên đến người xem.

Trang liên hệ: trưng bày thông tin liên hệ với doanh nghiệp và thường có một form liên hệ để người xem gõ câu hỏi ngay trên trang web này.

Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp (About us): người xem khi đã xem website và muốn tìm hiểu về nhà cung cấp, do đó DN cần có một trang giới thiệu về mình, nêu ra những thế mạnh của mình so với các nhà cung cấp khác.

Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với các thông tin và hình ảnh minh họa.

Trang hướng dẫn hoặc chính sách: dùng để cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào v.v... Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời các câu hỏi “làm thế nào” của người xem và tạo cho người xem ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Phần này giải thích một số thuật ngữ cũng như khía cạnh kỹ thuật một cách cơ bản nhất, dễ hiểu nhất cho doanh nhân.

Tên miền (domain): tên miền chính là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền. Tên miền có nhiều dạng như www. abc.com, www.abc.net hay www.abc.com.vn... Có những website không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng www.abc.com/xyz hay www.xzy.abc.com (xzy là tên miền con của tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức www.abc. com) có thể “mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế. Chi phí trả cho một tên miền dạng www.abc.com khi mua trên mạng là khoảng 10 đô-la Mỹ/năm.

Dịch vụ lưu trữ (hosting, hay host): muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy cập vào website thì dữ liệu phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ - server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet, máy tính này chính là host server. Một host server có thể lưu trữ rất nhiều website cùng một lúc. Nếu máy tính này có sự cố bị tắt trong một thời điểm nào đó thì lúc đó không ai truy cập được những website lưu trữ trên máy tính đó. Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn mua host với dung lượng 10MB (tức chứa được tối đa 10MB dữ liệu), 20MB, 50MB, 100MB hay nhiều hơn. Giá hosting hiện nay cũng rất thấp, chỉ từ vài chục nghìn đến một hai trăm nghìn đồng mỗi tháng, tùy theo cấu hình host và ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu mà host hỗ trợ.

Dung lượng host và dung lượng truyền (transfer): dung lượng host là số MB dành để chứa dữ liệu. Ví dụ host 100MB cho doanh nghiệp 100MB để chứa file, cơ sở dữ liệu, email... Dung lượng truyền của host là tổng số MB dữ liệu, file... truyền ra truyền vào (download, upload) máy chủ nơi host website trong mỗi tháng.

Khi doanh nghiệp mua host cho website, cần ước tính dung lượng truyền theo công thức sau:

Dung lượng truyền trong tháng (transfer/month) (GB) = số lượt truy cập website trong tháng x số trang bình quân mỗi lượt người xem x số KB mỗi trang web / 1.000.000 (đổi từ KB sang GB). Ví dụ: ước tính website của doanh nghiệp sẽ có khả năng đón 10.000 lượt người xem trong tháng, mỗi lượt người sẽ xem bình quân 10 trang, mỗi trang web nặng bình quân 100KB, vậy doanh nghiệp cần dung lượng truyền là (10.000 x 10 x 100)/1.000.000 = 10GB/tháng.

Hacker/Hacking: hacker là những người thích nghiên cứu về bảo mật trên Internet và “thực tập” bằng cách đi “đánh phá” những website nào sơ hở về bảo mật. Nói chung, không một website nào trên thế giới dám tuyên bố bảo mật tuyệt đối. Hacker có thể cướp tên miền của website, có thể thay đổi nội dung của website, có thể tấn công ồ ạt (các lệnh yêu cầu server hoạt động) làm cho website bị “tê liệt” trong một khoảng thời gian. Những việc này doanh nghiệp nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ host của mình xem họ có chính sách phục hồi sau khi bị hack như thế nào.

Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website:

Nhiều doanh nghiệp có website than phiền rằng website của họ không mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh. Đây là một thực trạng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân cũng rất đơn giản và hiển nhiên như sau: Website xây xong thì “bị bỏ quên”, không chú trọng marketing cho website:

Nếu doanh nghiệp sản xuất ra một sản phẩm mới mà không có một hoạt động marketing nào để quảng bá sản phẩm đó thì liệu thị trường có biết đến sản phẩm đó không? Vì thế, sau khi có website, doanh nghiệp phải chú trọng marketing cho website của mình, cả marketing trên mạng và marketing truyền thống (như in địa chỉ website lên danh thiếp, bao gồm địa chỉ website trong các mẩu quảng cáo, bao bì, tài liệu giao dịch của doanh nghiệp).

Nội dung nghèo nàn, không cập nhật, thiết kế không chuyên nghiệp, chức năng không tiện lợi:

Nếu làm tốt marketing, có nhiều người truy cập nhưng phần nội dung, hình thức, chức năng website lại nghèo nàn, không chuyên nghiệp thì sẽ khó có khả năng người ta quay lại xem lần thứ hai. Hơn nữa, nguy cơ bị đối tượng khách hàng đánh giá thấp mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp nếu website của doanh nghiệp không được chăm sóc kỹ làm cho doanh nghiệp bị mất nhiều cơ hội bán hàng.

Để website mang lại hiệu quả, có 03 yếu tố phải thỏa mãn: chất lượng website, marketing website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem.

Chất lượng website: là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã vào xem website của doanh nghiệp. Chất lượng website được đánh giá thông qua các yếu tố sau: Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề bộn, không có quá nhiều thông tin trên một trang...

Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ, súc tích, được cập nhật thường xuyên. Quan trọng hơn là thông tin phải hữu dụng cho người xem.

Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không người xem sẽ chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet bằng điện thoại rất chậm.

Các chức năng tiện ích phục vụ người xem: website phải có các chức năng tiện ích phục vụ người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v... để tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho người xem.

Marketing website: đây là khâu quan trọng nhất để thu hút người vào xem website (chủ yếu là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có một số rất ít người vào xem, làm cho website trở nên vô dụng. Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và đưa vào hoạt động, cần phải đầu tư cho marketing website. Marketing website hiệu quả là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, đầu tư... nhưng rất cần thiết đối với sự thành công của website. Hiện trên Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web, nếu không nỗ lực mar- keting, website của doanh nghiệp sẽ chìm sâu trong “đại dương” Internet và những đầu tư cho website sẽ là “công dã tràng”.

Hỗ trợ khách hàng: nếu DN đã làm tốt khâu marketing và từ đó có nhiều người biết đến và ghé qua thăm viếng website. Nếu DN đã làm tốt khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé qua thăm viếng website đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ ích cho họ, những điều họ đang đi tìm... Nhưng như thế chưa đủ để mang lại thành công cho website của doanh nghiệp. Điều còn thiếu là: chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem (khách hàng), tức tốc độ phục vụ trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng người... Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website mà phải chờ vài ngày không thấy câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời không rõ ràng, không đầy đủ, với văn phong cẩu thả... thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị mất nhiều khách hàng tiềm năng.

Để khai thác hiệu quả của website tốt, doanh nghiệp nên chú ý các đặc tính bên dưới của website và đảm bảo rằng website của mình phải thỏa những yêu cầu đó. Được khách hàng biết đến (Customer Awareness)

Để website hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, trước hết doanh nghiệp cần làm cho thật nhiều người biết đến website của mình. Đây chính là việc marketing website. Nếu không marketing, web- site của doanh nghiệp sẽ hầu như vô dụng.

Tính hấp dẫn người xem (Stickiness)

Nếu người xem chỉ xem một lần rồi không bao giờ vào xem nữa thì website của DN cũng thực sự không mang lại lợi ích nhiều. Do đó, trên website của doanh nghiệp cần phải có những thông tin đầy đủ, bổ ích, cập nhật... đáp ứng đúng nhu cầu người xem.

Vì là website của DN nên đa số chỉ có mục đích trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu DN chứ không có nhiều thông tin mang tính thời sự hay bổ ích thú vị đối với người xem. Song, đối tượng người xem cũng chỉ là những ai đã có chủ ý tìm thông tin hay có nhu cầu về mặt hàng hay dịch vụ mà DN đang bán, do đó, DN chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin về những gì mình bán, nếu được thì nên cung cấp vài thông tin bổ sung để thu hút người xem và tạo ấn tượng tốt cho họ. Ví dụ: website của DN sản xuất trà thì nên có phần giới thiệu về các loại trà, công dụng, hữu ích như thế nào cho người sử dụng, cách thức pha trà ngon v.v...

Quan trọng nhất là DN cần có thông tin thuyết phục được người xem rằng “Tại sao quý vị nên mua sản phẩm hay dịch vụ của chúng tôi mà không mua của ai khác?”

Quyết định mua (Decision to buy)

Khi người xem đã quan tâm, đã cảm thấy muốn mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thì điều quan trọng là trên website của doanh nghiệp phải có những thông tin “bắt mắt”, “hấp dẫn” để làm cho người xem cảm thấy nên quyết định mua ngay, không do dự nữa. Nếu không, người xem thoát ra khỏi website, hoặc đi tìm thông tin ở website khác thì doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng tiềm năng này.

Tính tiện lợi (Convenience)

Khi người xem đã quyết định mua, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin, chức năng tiện ích sao cho khách hàng có thể dễ dàng mua nhất. Ví dụ: cung cấp email, số điện thoại bàn, số điện thoại di động, địa chỉ công ty, địa chỉ mua, chức năng mua qua mạng với thao tác gọn nhất, nhanh nhất, hướng dẫn cụ thể từng bước cho khách hàng mua qua mạng... Thật đáng tiếc nếu người xem đã quyết định mua nhưng lại “bất lực” vì không biết phải làm sao để mua!

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Mỗi website có một nội dung, đối tượng đọc giả và mục đích xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi website cũng được xây dựng theo những định dạng và chuẩn mực khác nhau. Dưới đây là một số định dạng chính.

1. Diễn đàn (forum): mục tiêu tạo “sân chơi” trao đổi ý kiến cho cộng đồng người xem website, từ đó thu hút đông đảo người xem và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Người xem có thể đăng tải chủ đề, câu hỏi của mình lên website, đọc và trả lời các câu hỏi khác v.v... Quyền thao tác trên diễn đàn được phân chia theo nhiều cấp, từ đơn giản là chỉ đọc, đến được quyền trả lời, được tạo chủ đề mới, được kiểm soát bài viết trên diễn đàn v.v... Một diễn đàn điển hình là http://www.ttvnol.com/forum/ (Trái tim Việt Nam Online).

2. Đăng ký nhận bản tin: với mục tiêu giữ mối liên lạc với người xem để có thể gửi đến người xem những bản tin (newsletter) cung cấp thông tin hữu ích (và có thể kèm theo thông tin quảng cáo sản phẩm, dịch vụ), một số website có chức năng cho phép người xem đăng ký nhận bản tin gửi định kỳ qua email. Người quan tâm có thể cung cấp địa chỉ email của mình để định kỳ nhận bản tin gửi từ chủ sở hữu của website. Nên có chức năng cho phép từ chối nhận khi người nhận không muốn nhận bản tin nữa.

3. Thông báo, tin tức mới: trên một số website nên có chức năng đăng tải những thông báo, tin tức mới nhất, hiển thị trên trang chủ để người xem có thể nhìn thấy ngay. Đây là dạng cơ sở dữ liệu với công cụ quản lý nhập liệu dễ sử dụng để người không biết về web cũng có thể nhập liệu.

4. Giỏ mua hàng (shopping cart): dành cho các website trưng bày và bán nhiều mặt hàng, phục vụ nhu cầu chọn lựa hàng hóa, mô phỏng quá trình mua ở siêu thị: khách hàng chọn hàng bỏ vào giỏ, thay đổi số lượng món hàng, đổi ý không mua và bỏ món hàng ra khỏi giỏ... Cuối cùng khi quyết định đi ra tính tiền (check-out), chức năng giỏ mua hàng sẽ liệt kê “hóa đơn” các món hàng chọn mua, số lượng từng món, tổng giá trị... Bất kỳ website siêu thị trực tuyến nào cũng cần phải có chức năng giỏ mua hàng.

5. Download miễn phí: để thu hút người xem một số website còn cung cấp những thông tin, file, chương trình... cho người xem download miễn phí về dùng, ví dụ như trò chơi, sách điện tử (e-book), chương trình ứng dụng nhỏ, hình ảnh đẹp v.v... Trên những “vật phẩm” cho download miễn phí này, chủ sở hữu website đã khéo léo kèm theo những thông tin giới thiệu về website, để người download có thể gửi tặng bạn bè... và giúp marketing cho website.

6. Thành viên: mục thành viên chủ yếu là để thu thập thông tin (email, giới tính, độ tuổi, khu vực sinh sống, sở thích...) của những ai tự nguyện đăng ký tham gia một “câu lạc bộ” nào đó trên website để được hưởng một số quyền lợi nhất định. Thông tin thu thập được sẽ được dùng để marketing, nghiên cứu hành
vi sở thích khách hàng, thậm chí có thể bị bán cho những người cần thông tin này để phục vụ việc quảng cáo qua email. Ngoài ra, mục thành viên cũng có thể được dùng để phân loại nhóm người sử dụng miễn phí và có trả tiền cho một số dịch vụ cung cấp trên website.

Nguồn tin: eCommerce World Book

 

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thiết Kế Website

Quảng Bá Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Thị Trường Chứng Khoán

Khách Thăm Trong Ngày