Có vị trí cao trên kết quả tìm kiếm của Google là ước mơ, là động lực của hầu hết những ai muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình trên internet - bởi Google luôn chiếm thị phần trên 80% tại Việt Nam và trên 50% toàn cầu. Nhưng làm gì để đạt được điều đó? Trong các bài trước, OnBoom Group đã tập trung phân tích các khía cạnh kỹ thuật khá chi tiết nhằm giúp bạn tự mình có thể làm cho website đạt kết quả tốt hơn trong tìm kiếm với Google, Yahoo, MSN và các hệ thống tìm kiếm khác. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng một công cụ đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích: Sitemap. Sitemap, nói nôm na là cái sơ đồ của website. Đối với các website động thì URL dẫn đến các trang web thường có dạng:
http://www.vidu.com/index.php?option=catid.... hay http://www.vidu.com/default.asp?aid=318&l=VN ,... tức là trên URL thường có sự hiện diện của các ký tự đặc biệt như "=", "?", "&",... Đây là những ký tự thuộc loại "khó nuốt" đối với các "robots" - lực lượng có nhiệm vụ index các website cho các cỗ máy tìm kiếm. Chính vì vậy, với các website nhỏ, nếu sử dụng các URL thuộc dạng "động" như trên thì cơ hội website được index vào sâu các nội dung bên trong là rất khó. Vì lý do này, Google đã cho ra đời một kỹ thuật gọi là sitemap - tức tạo sơ đồ site cho các robots biết đường index các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng. Kỹ thuật này thực chất rất đơn giản: Dùng một phần mềm chuyên dụng, cho index toàn bộ nội dung của website, sau đó gi lại thông tin đường đi rồi lưu lại thành một file với định dạng xml. Sau đó, đưa file này lên thư mục gốc của website. Mỗi khi các robots của Google (gọi là Googlebots) đến index website, chúng chỉ việc index sitemap này là đủ mà không cần phải "mò mẫm" tìm kiếm nội dung của cả website.

Để tạo ra sitemap, có rất nhiều phần mềm cho bạn lựa chọn. Hãy vào chính Google đánh từ khóa: "sitemap builder", bạn sẽ có vô vàn sự lựa chọn. Tuy nhiên, qua khảo sát và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, phần mềm Gsitemap của hãng Vigos là dễ sử dụng mà hiệu quả cao nhất.

Để cài đặt phần mềm này, trước hết, bạn cần phải cài đặt chương trình .Net Frame work của Microsoft (Bản 1.1 hoặc 2.0 đều được - tải chương trình tại đây). Khi cài đặt hoàn tất Frame Work, bạn bắt đầu cài Gsitemap rất dễ dàng bằng cách chọn các thao tác mặc nhiên theo yêu cầu.

Tại màn hình chính của chương trình, bạn hãy thiết lập cấu hình từng phần như sau:

Vào menu options/default change frequency/ Bạn hãy chọn một tùy chọn theo thực tế: Ví dụ, website bạn được cập nhật hàng ngày, bạn chọn "daily"; Nếu cập nhật hàng tuần, bạn chọn "weekly",... Đối với các mục khác, bạn làm nhưng minh họa trong hình.

Như vậy là xong khâu thiết lập, giờ bạn hãy nhập địa chỉ website cần tại sitemap vào ô: Base URL (ví dụ: www.abc.com), lập tức, ô bên cạnh là Sitemap URL sẽ xuất hiện địa chỉ tương ứng của sitemap: http://www.abc.com/sitemap.xml.



Xong xuôi, bạn nhấn vào nút Web Spider (hình quả cầu và kính lúp), một hộp thoại hiện lên. bạn nhấn nút Start. Phần mềm bắt đầu thao tác index website của bạn. Khi việc index hoàn tất (dấu hiệu là các Threat đều hiện lên chữ stopped), bạn hãy nhấn vào nút Stop/Close.



Hộp thoại biến mất. giờ bạn hãy nhấn vào nút: Generate (cạnh nút Web Spider) để tạo sitemap.



sitemapXong việc, bạn chọn File/save hoặc nhấn Ctrl + S để lưu sitemap lại với tên sitemap.xml (chọn theo hình bên). Khi có sitemap, bạn dùng bất cứ một chương trình FTP nào (hoặc dùng ngay công cụ Upload của Gsitemap để đưa sitemap lên server (host) vào ngay vị trí thư mục gốc của website (ví dụ: www.abc.com/sitemap.xml).

Bước tiếp theo là bạn test thử xem sitemap đã nằm đúng vị trí chưa bằng cách đánh địa chỉ: www.websitecuaban.com/sitemap.xml . Nếu bạn thấy sitemap xuất hiện là tốt, nếu chưa, bạn phải upload lại theo đúng hướng dẫn.


Bước cuối cùng: Bạn phải báo với Google là bạn đã đưa sitemap lên thành công bằng cách: Nhấn vào nút "Notify" (hình bóng đèn vàng, trên hàng công cụ).

Như vậy là hoàn tất các thủ tục tạo sitemap và kích hoạt sitemap hoạt động. Từ nay, mỗi khi cập nhật tin bài, sản phẩm, dịch vụ mới, bạn lại phải làm lại các thao tác trên, tạo sitemap mới và chép đè lên sitemap cũ.
Tuy vất vả, nhưng bạn sẽ được đền đáp xứng đáng khi website của bạn được google index liên tục và kết quả tìm kiếm ngày càng được cải thiện và có nhiều cơ hội vươn lên Top.

Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng với các website kinh doanh, website công ty, trường học, giới thiệu sản phẩm, du lịch,... mà không có tác dụng với các trang tin tức, báo điện tử hoặc Thương mại điện tử do thông tin quá lớn và được cập nhật liên tục. Các website này không cần sử dụng sitemap nhưng Google vẫn index tốt và thường xuyên vì bản thân các website này có traffic (lưu lượng truy cập) lớn, Google sẽ dành nhiều ưu tiên (website của OnBoom là một ví dụ).