Tăng rank "bẩn" kiểu web Việt
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Một phương pháp đang được sử dụng khá phổ biến là dồn lưu lượng - đưa tất cả truy cập của nhiều trang web vào chung một trang web để đẩy thứ hạng của trang đó lên. Bằng chiêu này, nhiều trang web Việt, chỉ sau 5 tháng xuất hiện đã nằm trong top 200 trang web hàng đầu thế giới.
Tin được không?
Theo thống kê của trang web xếp hạng Alexa, hiện có khoảng chục trang web tiếng Việt Nam (VN) đang nằm trong top 100 trang web được nhiều người truy cập nhất tại Hàn Quốc (HQ). Trong số đó, có khoảng một nửa là các báo điện tử hoặc trang web sex tiếng Việt.
Điều này sẽ được lý giải ra sao, khi hầu hết người dân HQ đều dùng các trang "thuần nội" như naver.com, eyworld.com, daum.met và cả google.co.kr... Chưa hết, naver - với số lượng người dùng đông đảo kinh khủng như ở xứ sở Kim Chi và đang đứng đầu HQ lại chỉ đứng có thứ 315, trên toàn thế giới. Trong khi đó, một vài trang web tin tức thuần túy của người VN lại đứng chễm chệ ở top 100!
Cứ giả sử rằng, trình độ sử dụng, tần số sử dụng Internet của VN ngang bằng HQ (một giấc mơ của VN tại thời điểm hiện nay, vì người HQ sử dụng Internet gần như cả ngày, trong khi tính trung bình, người VN chỉ dùng khoảng 10 phút mỗi ngày), thì với số người sử dụng Internet là 34 triệu, quy mô truy nhập của các trang hàng đầu HQ này phải nhiều hơn các trang hàng đầu của VN mới được coi là hợp lý.
Cần biết thêm một điều, so về số lượng người dùng, đến cuối năm 2007 (10/2007), VN chỉ bằng khoảng 52% so với HQ... cách đó 10 tháng!
Thước đo "lởm" - vẫn dùng!
Alexa "tính" thứ hạng dựa trên hai chỉ số chính: số trang web được người dùng xem (page view) và số lượng người truy nhập trên trang Web đó (page reach). Tuy nhiên, có nhiều yếu tố đáng để nghi ngại về độ chính xác của công cụ này.
Trước hết, Alexa chỉ tính toán dựa trên các máy tính mà trình duyệt web có tích hợp thanh công cụ Alexa Toolbar (tiện ích giúp người dùng lướt web). Trong khi đó, thống kê của chính Alexa lại cho thấy, chỉ có khoảng 10 triệu máy tính trên khắp thế giới (khoảng 1% dân số người dùng Internet) là có sử dụng Alexa Toolbar.
Với trang web tiếng Việt, thì tỷ lệ máy tính cài đặt Alexa Toolbar, thậm chí, có thể còn thấp hơn, bởi đơn giản vì Amazon, công ty sở hữu Alexa chưa có kênh bán hàng trực tuyến tại VN và hơn nữa, còn từ chối các thanh toán xuất xứ từ VN.
Bên cạnh đó, giới thạo tin học cho rằng cách thức đánh giá trang web của Alexa rất dễ bị lợi dụng, nhằm biến một trang web "vô danh tiểu tốt" nhanh chóng trở thành một trang web "có số má".
Nhưng có lẽ, do thói quen và thiếu hiểu biết về Alexa nên công cụ xếp hạng trang web này vẫn được hầu hết người sử dụng Internet tại VN coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá trang web. Trong hoạt động quảng cáo trực tuyến, rất nhiều công ty VN đã dùng Alexa là thước đo quyết định và tính toán chi phí quảng cáo.
"Qua mặt" Alexa: Quá dễ!
Do những lợi ích từ việc có thứ hạng cao trên Alexa, rất nhiều chiêu thức đã được các web Việt sử dụng để để đẩy chỉ số Alexa tăng cao mà chưa hẳn là số lượng truy nhập thật. Theo ông Trần Hùng Cường, một chuyên gia về mạng có nhiều cách để tăng lượng truy nhập ảo.
Cách phổ biến là cài đặt Alexa Toolbar và đặt trang chủ cho tất cả các máy tính của công ty mình, hay cố gắng lôi kéo nhiều trang web link tới trang chủ của công ty mình để cải thiện thứ hạng. Cũng có trang web tăng truy nhập bằng cách sử dụng thuê bao mạng botnet (mạng máy tính bị chiếm quyền điều khiển) để tự tấn công từ chối dịch vụ vào trang web của mình. Cách này rất hiệu quả, có thể tăng thứ hạng nhanh mà khó bị Alexa phát hiện vì các truy nhập được huy động từ nhiều địa chỉ IP khác nhau.
Tinh vi hơn nữa là dùng thủ thuật tạo ra các trang web con (iFrame) có kích thước cực nhỏ nhúng bên trong trang web chính. Cách làm này tương tự bạn đặt hệ thống đếm người tại mọi cửa ra vào trong nhà nhưng bản thân hệ thống đếm đó lại không biết nhận dạng người và phòng. Như vậy, chỉ với khoảng 10 người vào nhà, hệ thống có thể đưa ra con số thống kê lên tới 1.000 người đã bước vào nhà (!). Ngoài ra, các đoạn mã nguồn có thể tái khởi động lại các IP truy nhập, không khác gì những người bước vào nhà qua cửa sau và lại vào nhà một lần nữa.
Cũng theo ông Cường, một phương pháp nữa đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam là dồn lưu lượng, có thể hiểu nôm na là đưa tất cả truy nhập của nhiều trang web vào chung một trang web để xếp hạng của trang web đó lên. Bằng cách này, nhiều trang web Việt Nam, thậm chí có trang web Việt chỉ trong thời gian 5 tháng xuất hiện đã nằm trong top 200 trang web hàng đầu thế giới.
Phân tích chỉ số truy nhập Alexa ở một số trang web hàng đầu ở Việt Nam, không khó tìm ra những trò "qua mặt" Alexa quá lố. Những trò này thể hiện cách thức làm ăn chộp giật, tăng rank thật mạnh rồi đi lừa những khách hàng thiếu hiểu biết để họ trả tiền quảng cáo. Nhưng sớm muộn gì người ta cũng sẽ hiểu Alexa chưa hẳn là chính xác.
(Theo SVVN)
Tin được không?
Theo thống kê của trang web xếp hạng Alexa, hiện có khoảng chục trang web tiếng Việt Nam (VN) đang nằm trong top 100 trang web được nhiều người truy cập nhất tại Hàn Quốc (HQ). Trong số đó, có khoảng một nửa là các báo điện tử hoặc trang web sex tiếng Việt.
Điều này sẽ được lý giải ra sao, khi hầu hết người dân HQ đều dùng các trang "thuần nội" như naver.com, eyworld.com, daum.met và cả google.co.kr... Chưa hết, naver - với số lượng người dùng đông đảo kinh khủng như ở xứ sở Kim Chi và đang đứng đầu HQ lại chỉ đứng có thứ 315, trên toàn thế giới. Trong khi đó, một vài trang web tin tức thuần túy của người VN lại đứng chễm chệ ở top 100!
Cứ giả sử rằng, trình độ sử dụng, tần số sử dụng Internet của VN ngang bằng HQ (một giấc mơ của VN tại thời điểm hiện nay, vì người HQ sử dụng Internet gần như cả ngày, trong khi tính trung bình, người VN chỉ dùng khoảng 10 phút mỗi ngày), thì với số người sử dụng Internet là 34 triệu, quy mô truy nhập của các trang hàng đầu HQ này phải nhiều hơn các trang hàng đầu của VN mới được coi là hợp lý.
Cần biết thêm một điều, so về số lượng người dùng, đến cuối năm 2007 (10/2007), VN chỉ bằng khoảng 52% so với HQ... cách đó 10 tháng!
Thước đo "lởm" - vẫn dùng!
Alexa "tính" thứ hạng dựa trên hai chỉ số chính: số trang web được người dùng xem (page view) và số lượng người truy nhập trên trang Web đó (page reach). Tuy nhiên, có nhiều yếu tố đáng để nghi ngại về độ chính xác của công cụ này.
Trước hết, Alexa chỉ tính toán dựa trên các máy tính mà trình duyệt web có tích hợp thanh công cụ Alexa Toolbar (tiện ích giúp người dùng lướt web). Trong khi đó, thống kê của chính Alexa lại cho thấy, chỉ có khoảng 10 triệu máy tính trên khắp thế giới (khoảng 1% dân số người dùng Internet) là có sử dụng Alexa Toolbar.
Với trang web tiếng Việt, thì tỷ lệ máy tính cài đặt Alexa Toolbar, thậm chí, có thể còn thấp hơn, bởi đơn giản vì Amazon, công ty sở hữu Alexa chưa có kênh bán hàng trực tuyến tại VN và hơn nữa, còn từ chối các thanh toán xuất xứ từ VN.
Bên cạnh đó, giới thạo tin học cho rằng cách thức đánh giá trang web của Alexa rất dễ bị lợi dụng, nhằm biến một trang web "vô danh tiểu tốt" nhanh chóng trở thành một trang web "có số má".
Nhưng có lẽ, do thói quen và thiếu hiểu biết về Alexa nên công cụ xếp hạng trang web này vẫn được hầu hết người sử dụng Internet tại VN coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá trang web. Trong hoạt động quảng cáo trực tuyến, rất nhiều công ty VN đã dùng Alexa là thước đo quyết định và tính toán chi phí quảng cáo.
"Qua mặt" Alexa: Quá dễ!
Do những lợi ích từ việc có thứ hạng cao trên Alexa, rất nhiều chiêu thức đã được các web Việt sử dụng để để đẩy chỉ số Alexa tăng cao mà chưa hẳn là số lượng truy nhập thật. Theo ông Trần Hùng Cường, một chuyên gia về mạng có nhiều cách để tăng lượng truy nhập ảo.
Cách phổ biến là cài đặt Alexa Toolbar và đặt trang chủ cho tất cả các máy tính của công ty mình, hay cố gắng lôi kéo nhiều trang web link tới trang chủ của công ty mình để cải thiện thứ hạng. Cũng có trang web tăng truy nhập bằng cách sử dụng thuê bao mạng botnet (mạng máy tính bị chiếm quyền điều khiển) để tự tấn công từ chối dịch vụ vào trang web của mình. Cách này rất hiệu quả, có thể tăng thứ hạng nhanh mà khó bị Alexa phát hiện vì các truy nhập được huy động từ nhiều địa chỉ IP khác nhau.
Tinh vi hơn nữa là dùng thủ thuật tạo ra các trang web con (iFrame) có kích thước cực nhỏ nhúng bên trong trang web chính. Cách làm này tương tự bạn đặt hệ thống đếm người tại mọi cửa ra vào trong nhà nhưng bản thân hệ thống đếm đó lại không biết nhận dạng người và phòng. Như vậy, chỉ với khoảng 10 người vào nhà, hệ thống có thể đưa ra con số thống kê lên tới 1.000 người đã bước vào nhà (!). Ngoài ra, các đoạn mã nguồn có thể tái khởi động lại các IP truy nhập, không khác gì những người bước vào nhà qua cửa sau và lại vào nhà một lần nữa.
Cũng theo ông Cường, một phương pháp nữa đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam là dồn lưu lượng, có thể hiểu nôm na là đưa tất cả truy nhập của nhiều trang web vào chung một trang web để xếp hạng của trang web đó lên. Bằng cách này, nhiều trang web Việt Nam, thậm chí có trang web Việt chỉ trong thời gian 5 tháng xuất hiện đã nằm trong top 200 trang web hàng đầu thế giới.
Phân tích chỉ số truy nhập Alexa ở một số trang web hàng đầu ở Việt Nam, không khó tìm ra những trò "qua mặt" Alexa quá lố. Những trò này thể hiện cách thức làm ăn chộp giật, tăng rank thật mạnh rồi đi lừa những khách hàng thiếu hiểu biết để họ trả tiền quảng cáo. Nhưng sớm muộn gì người ta cũng sẽ hiểu Alexa chưa hẳn là chính xác.
(Theo SVVN)